Sở Du lịch tỉnh Khánh hòa

Cổng thông tin Du lịch Khánh hòa

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Khánh Hoà đến 2020

 

Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Khánh Hoà đến 2020


NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
QUY HOẠCH TỔNG THỂ  PHÁT TRIỂN DU LỊCH  TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020


I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHÁNH HOÀ

1. Các quan điểm phát triển :

Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của ngành trong tình hình mới, trên cơ sở bốn quan điểm và mục tiêu phát triển mà quy hoạch 1995 đã đề xuất, những quan điểm phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà từ nay đến năm 2020 được bổ sung và điều chỉnh  phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, của khu vực miền Trung Tây Nguyên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà nghị quyết Đại hội XV, Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/10/2006  đã đề ra, đó là:

1.1. Phát triển du lịch theo hướng sinh thái kết hợp văn hoá trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái biển để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh.

1.2. Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá. Phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa truyền thống, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có, đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm, các loại hình du lịch.

1.3. Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển.

1.4. Phát triển du lịch Khánh Hoà với vai trò là trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, là đầu mối phân phối khách du lịch cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với tài nguyên du lịch phong phú và nổi trội, có vị trí thuận lợi, có hai khu du lịch Quốc gia, do vậy đây là một trong những quan điểm thiết thực để phát huy lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hoà.

1.5. Phát triển du lịch phải bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác. Đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, huy động các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể cộng đồng đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

1.6. Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở  gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Phát triển du lịch bền vững phải đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng trong khu vực và cả nước. Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội, có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong Tỉnh nhằm tác động lẫn nhau cùng phát triển, bảo vệ môi trường tài nguyên sinh thái, bảo vệ giá trị tài nguyên du lịch và xóa đói giảm nghèo.

Ngoài ra, đối với Khánh Hoà tỉnh có vị trí quan trong về an ninh quốc phòng, phát triển du lịch phải gắn liền với đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Mục tiêu phát triển:

2.1. Mục tiêu chung :

2.1.1 Về kinh tế: Nếu như trong giai đoạn 1996 - 2005 phát triển Du lịch Khánh Hoà với mục tiêu chỉ để trở thành một ngành kinh tế đủ mạnh và có sức thuyết phục, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm đến 2020 du lịch Khánh Hoà phát triển với mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác theo tinh thần của Nghị quyết XIV và XV/NQ-TU tỉnh Khánh Hoà đã đề ra. Phấn đấu đưa Khánh Hoà trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực.

2.1.2. Về văn hoá - xã hội: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch Khánh Hoà đối với cả nước và trên trường quốc tế; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

2.1.3. Về môi trường: Phát triển du lịch Khánh Hoà giai đoạn từ nay đến năm 2020 gắn liền với phát triển du lịch bền vững, vì vậy mục tiêu phát triển du lịch là góp phần gìn giữ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn .

2.1.4. Về an ninh quốc phòng, trât tự an toàn xã hội : Khánh Hoà là tỉnh duyên hải có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng vùng biển đảo đối với khu vực và cả nước vì vậy phát triển du lịch Khánh Hoà nhằm góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện.

2.2. Các chỉ  tiêu cụ thể:

2.2.1. Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch: phấn đấu năm 2010 đón khoảng 1.500 ngàn lượt khách trong đó có 500 lượt khách quốc tế; năm 2015 đón 2.300 ngàn lượt trong đó có gần 900 ngàn lượt khách quốc tế; năm 2020 đón được 3.400 ngàn lượt khách trong đó có khoảng 1.400 ngàn lượt khách quốc tế.

2.2.2. Thu nhập từ du lịch:   Nâng cao nguồn thu từ du lịch; phấn đấu năm 2010 thu nhập du lịch đạt hơn 2.500 tỷ VNĐ (trong đó doanh thu du lịch hơn 1.500 tỷ), năm 2015 khoảng 5.000 tỷ VNĐ (doanh thu du lịch 3.200 tỷ); năm 2020 đạt 10.700 tỷ VNĐ (doanh thu du lịch đạt 7.000 tỷ); đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2010 đạt hơn 1.200 tỷ VNĐ (9,09% tổng GDP toàn tỉnh); năm 2015 đạt 2.400 tỷ (9,94%) và năm 2020 đạt gần 5.000 tỷ VNĐ ( chiếm 11,53% tổng GDP của tỉnh).

2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:  Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương (2 khu du lịch quốc gia và khoảng 18 - 20 khu du lịch khác); nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2010 có khoảng 8.520 phòng khách sạn trong đó có 5.500 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng với gần 1.400 phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5sao, năm 2015 khoảng 12.400 phòng với hơn 8.700  phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có  2.200  phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5sao; năm 2020 đạt gần 21.000 phòng với hơn 15.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 4.000 phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5sao . Nhu cầu vốn đầu tư cho cả giai đoạn cần khoảng 23.100 tỷ VNĐ, trong đó đến năm 2010 cần khoảng 4.500 tỷ VNĐ, với khoảng 1.350 tỷ (chiếm 30%) đầu tư cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, tôn tạo môi trường...; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 8.500 tỷ VNĐ, với  gần 1.700 tỷ (chiếm 20%) đầu tư cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng du lịch xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực tôn tạo môi trường...  ; giai đoạn 2016 - 2020 gần 10.100 tỷ VNĐ,  với khoảng 2.000 tỷ ( chiếm 20%) đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng du lịch xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, môi trường... 

2.2.4. Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; phấn đấu đến năm 2010 toàn ngành du lịch Khánh Hoà có khoảng 33.400 lao động (trong đó hơn 13.500 lao động trực tiếp), năm 2015 đảm bảo hơn 60.000 lao động (trong đó có khoảng 20.000 lao động trực tiếp) và năm 2020 có hơn 113.000 lao động (trong đó có hơn 38.000 lao động trực tiếp).

II. ĐIỀU CHỈNH CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2010 VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020

1. Các cơ sở để điều chỉnh :

Dự báo mức độ tăng trưởng của ngành du lịch Khánh Hoà trong những năm tới được dựa trên những căn cứ chủ yếu sau:

- Nghị quyết 39 - NQ/TW của Bộ Chính trị về miền Trung đã xác định những phương hướng cơ bản của vùng và tạo cơ hội đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong vùng và cả với Khánh Hoà;

- Chiến lược phát triển của Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt giai đoạn 2001 – 2010.

- Quyết định số 194/2005/QĐ/TTg ngày 04/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực Miền Trung – Tây Nguyên trong đó Nha Trang được xác định là trung tâm du lịch của các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận.

- Quyết định 251/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 ;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà lần thứ XV, nhiệm kỳ 2005 – 2010;

- Chương trình Phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2001 - 2005 và đến năm 2010 đã được HĐND Tỉnh Khánh Hoà khoá III – kỳ họp thứ 3 (ngày 20/2/2001) thông qua;

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà đã được UBND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt tại quyết định số 1800/QĐ-UB, ngày 27/6/1995;

- Tiềm năng du lịch và các nguồn lực khác của Tỉnh.

- Hiện trạng tăng trưởng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Khánh Hoà, vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

- Xu hướng của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 trong bối cảnh Du lịch Việt Nam đang hội nhập cùng với khu vực và thế giới.

- Nhu cầu của dòng khách du lịch nội địa trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và từng bước được nâng cao.

- Xu hướng tăng trưởng của nguồn khách trên các tuyến du lịch quốc gia.

- Các dự án đầu tư (cả trong nước và nước ngoài) về du lịch và các ngành liên quan đến du lịch ở Khánh Hoà và các tỉnh phụ cận đã được cấp giấy phép và các dự án trong kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư.

2. Định hướng chung về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020:

2.1. Về kinh tế:

- Duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng GDP thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 12%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 12,5%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 13%/năm. Tổng GDP của tỉnh (giá 1994) đạt khoảng 13.226 tỷ đồng vào năm 2010; 23.834 tỷ vào năm 2015 và 43.913 tỷ vào năm 2020. GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 19,477 triệu đồng năm 2010; 32,777 triệu năm 2015 và 56,71 triệu năm 2020;

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2010 là công nghiệp - xây dựng 43,5%; nông - lâm - ngư nghiệp 13%; dịch vụ 43,5%; năm 2015 cơ cấu tương ứng là 45%, 8% và 47%; đến năm 2020 là 47 %, 6% và 47%;

- Quản lý và tổ chức nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đạt tỷ lệ huy động vào ngân sách thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 22% GDP, thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 22 - 23% GDP và thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 24% so với GDP.

- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt quan hệ tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 38 - 40% GDP; thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 40 - 45% GDP.

2.2. Về Du lịch và dịch vụ:

- Duy trì tăng trưởng du lịch bình quân 16%/năm; tăng trưởng về lượt khách 10%/năm.

- Nhịp độ tăng trưởng khối dịch vụ bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 13,8%/năm; thời kỳ 2011 - 2015 là 13,1%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 là 12,8%/năm.

3. Tính toán điều chỉnh dự báo phát triển du lịch:

3.1. Luận chứng các phương án phát triển:

Dự báo mức tăng trưởng của du lịch Khánh Hoà được tính theo 3 phương án:

+ Phương án 1: Phương án này được tính toán dựa trên tốc độ phát triển như hiện nay của ngành du lịch Khánh Hoà. Theo đó đến năm 2010 du lịch Khánh Hoà đón được 1,35 triệu lượt khách du lịch (450 ngàn lượt khách quốc tế); thu nhập du lịch đạt 2.250 tỷ đồng, ngành du lịch chiếm 8,18% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch là 3.550 tỷ đồng. Năm 2020 đón được 3 triệu lượt khách du lịch (1,25 triệu lượt khách quốc tế); thu nhập du lịch đạt 9.454 tỷ đồng, ngành du lịch chiếm 10,24% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch là 17.389 tỷ đồng.

+ Phương án 2: Được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay và dựa trên định hướng của "Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hoà đến 2020” và dựa trên định hướng phát triển du lịch khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, trong đó Nha Trang được xác định là trung tâm khu du lịch của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Theo đó đến năm 2010 du lịch Khánh Hoà đón được 1,5 triệu lượt khách du lịch (500 ngàn lượt khách quốc tế); thu nhập du lịch đạt 2.500 tỷ đồng (trong đó doanh thu du lịch đạt 1.500 tỷ), ngành du lịch chiếm 9,09% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch là 4.089 tỷ đồng. Năm 2020 đón được 3,4 triệu lượt khách du lịch (1,4 triệu lượt khách quốc tế); thu nhập du lịch đạt 10.640 tỷ đồng (doanh thu du lịch đạt 7.000 tỷ), ngành du lịch chiếm 11,53% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch từ 2011 - 2020 khoảng 18.600 tỷ đồng.

+ Phương án 3: Được tính toán với tốc độ phát triển cao hơn phương án 2. Phương án này có nhiều khả năng đạt được trong điều kiện thuận lợi của mối quan hệ quốc tế, mối quan hệ liên vùng và khả năng đảm bảo cho việc đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt đầu tư vào những khu du lịch tổng hợp như Cam Ranh, Vân Phong... Theo phương án này đến năm 2010 du lịch Khánh Hoà đón được 1,7 triệu lượt khách du lịch (550 ngàn lượt khách du lịch quốc tê); thu nhập du lịch đạt 2.790 tỷ đồng, ngành du lịch chiếm 10,14% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch là 4.901 tỷ đồng. Năm 2020 đón được 4,1 triệu lượt khách du lịch (1,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế); thu nhập du lịch đạt 1.288 tỷ đồng, ngành du lịch chiếm 13,96% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch là 24.372 tỷ đồng.

3.2. Lựa chọn phương án phát triển:

Khả năng đạt được của phương án 1 là hiện thực ngay cả khi không có tác động lớn trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, phương án này chưa phù hợp với định hướng phát triển du lịch của cả nước, cũng như với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020, chính vì vậy phương án này được đưa ra để tham khảo.

Phương án 2 phù hợp với xu thế phát triển chung và đáp ứng được hai yêu cầu lớn trên nên được chọn làm phương án chủ đạo để tính toán. Tuy nhiên, phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi - giải trí - thể thao, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v...

Phương án 3 đòi hỏi có sự đầu tư lớn và đồng bộ nên được dùng làm dự phòng và là phương án phấn đấu khi tỉnh có những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

3.3. Điều chỉnh các chỉ tiêu điều chỉnh cụ thể:

3.3.1. Chỉ tiêu về khách du lịch:  “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hoà” được thực hiện năm 1995 trong bối cảnh ngành du lịch nước ta phát triển với tốc độ tương đối nhanh, Việt Nam vừa đạt con số 1 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 1994. Việc nghiên cứu dự báo một mặt có tính đến bối cảnh phát triển chung của cả nước như Việt Nam vừa trở thành thành viên ASEAN, Mỹ vừa bãi bỏ lệnh cấm vận và thiết lập ngoại giao với Việt Nam, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang gia tăng rất nhanh...; mặt khác cũng tính đến những yếu tố thuận lợi của Khánh Hoà nói riêng, chính vì thế trong phương án dự báo của Quy hoạch năm 1995 đưa ra dự báo lượng khách quốc tế đạt 197 ngàn lượt vào năm 2000 và 360 ngàn lượt vào năm 2005. 

Tuy nhiên, do có nhiều yếu tố mới nảy sinh (kể khách quan và chủ quan, trong nước và quốc tế) như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, đại dịch SARS, diễn biến phức tạp của bối cảnh chính trị quốc tế và khu vực, tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực trong việc thu hút thị trường khách du lịch quốc tế, chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam còn thấp, công tác quảng bá du lịch còn nhiều bất cập... đã ảnh hưởng đến sự thu hút dòng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hoà nói riêng và đến nước ta nói chung.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, lượng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hoà chỉ đạt 69,05% so với dự báo. Để phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tế cũng như bối cảnh chung của cả nước, cần thiết có sự điều chỉnh lượng khách quốc tế đến Khánh Hoà trong giai đoạn (2006 - 2010); đồng thời cân nhắc đến các yếu tố thuận lợi như Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn và thân thiện nhất châu Á; Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn 2010; tiềm năng tài nguyên du lịch của Khánh Hoà được quốc tế đánh giá cao; nhiều dự án xây dựng các khu du lịch đã dần hoàn thiện và đi vào hoạt động ổn định nâng cao chất lượng của dịch vụ du lịch; ngành du lịch Khánh Hoà được Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và các cấp các ngành quan tâm tạo điều kiện phát triển... để tính toán chỉ tiêu khách du lịch quốc tế cho giai đoạn 20101- 2020.

Đối với chỉ tiêu về khách du lịch nội địa, trong quy hoạch trước đây cũng đã nghiên cứu tính toán đến các yếu tố thuận lợi và hạn chế của Khánh Hoà. Tuy nhiên trong thực tế phát triển, có một số yếu tố thuận lợi chưa được tính đến như Nhà nước thực hiện chế độ làm việc 5 ngày đối với người lao động, kinh tế phát triển ổn định, đời sống người dân được tăng lên..., do vậy nhu cầu đi du lịch của người dân là rất lớn. Khu vực Thành phố Nha Trang và phụ cận đã thu hút một lượng lớn khách từ khắp mọi miền trên đất nước về đây, ngoài ra khu tắm bùn đang được đưa vào khai thác từng bước đã góp phần rất lớn thu hút khách du lịch cuối tuần đến với Khánh Hoà... Với những thuận lợi đó, khách du lịch nội địa đến ngày một nhiều với mức tăng trưởng khá cao (16,6%/năm giai đoạn 2001 - 2005) và vượt xa mức dự báo trước đây (năm 2005 vượt 67,66% so với dự báo).

Về chỉ tiêu ngày lưu trú bình quân của khách: Trong quy hoạch 1995 đã không đề cập đến chỉ tiêu ngày lưu trú bình quân của khách du lịch. Trong khi đó đây là một chỉ tiêu rất quan trọng dùng để tính toán nhu cầu đầu tư hệ thống cơ sở lưu trú cũng như thu nhập du lịch, lao động... Do vậy trong điều chỉnh lần này chỉ tiêu này được tính toán cho từng giai đoạn, đối tượng khách.

Hiện nay, trên địa bàn  Khánh Hoà đang có một số dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch có chất lượng cao tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, có chất lượng, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, sẽ kéo dài thời gian lưu trú của họ. Với những yếu tố thuận lợi như vậy, và để phù hợp với bối cảnh chung của cả nước, dự kiến trong thời gian tới ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Khánh Hoà sẽ đạt 2 ngày vào năm 2010; đến năm 2015 là 2,3 ngày; đến năm 2020 là 2,6 ngày (đối với cả khách quốc tế và nội địa).

   Với những phân tích và tính toán như trên, dự báo về khách du lịch của Khánh Hoà  đến năm 2020 được điều chỉnh và tính toán cụ thể trong các bảng sau:

     Bảng 11: Dự báo khách du lịch đến Khánh Hoà

Phương án

Hạng mục

2005 (*)

2010

2015

2020

Phương

án 1

Tổng số lượt khách đến (ngàn)

902,47

1.350,00

2.100,00

3.000,00

Khách

Tổng số lượt khách (ngàn)

245,58

450,00

800,00

1.250,00

quốc

Ngày lưu trú trung bình

2,38

2,5

2,6

3,0

tế

Tổng số ngày khách (ngàn)

591,77

1.125,00

2.080,00

3.750,00

Khách

Tổng số lượt khách (ngàn)

653,89

900,00

1.300,00

1.750,00

nội

Ngày lưu trú trung bình

1,88

2,0

2,1

2,3

địa

Tổng số ngày khách (ngàn)

1.230,45

1.800,00

2.730,00

4.025,00

Phương

án 2

Tổng số lượt khách đến (ngàn)

902,47

1.500,00

2.300,00

3.400,00

Khách

Tổng số lượt khách (ngàn)

245,58

500,00

900,00

1.400,00

quốc

Ngày lưu trú trung bình

2,38

2,5

2,6

3,0

tế

Tổng số ngày khách (ngàn)

591,77

1.250,00

2.340,00

4.200,00

Khách

Tổng số lượt khách (ngàn)

653,89

1.000,00

1.400,00

2.000,00

nội

Ngày lưu trú trung bình

1,88

2,0

2,1

2,3

địa

Tổng số ngày khách (ngàn)

1.230,45

2.000,00

2.940,00

4.600,00

Phương

án 3

Tổng số lượt khách đến (ngàn)

902,47

1.700,00

2.700,00

4.100,00

Khách

Tổng số lượt khách (ngàn)

245,58

550,00

1.000,00

1.700,00

quốc

Ngày lưu trú trung bình

2,38

2,5

2,6

3,0

tế

Tổng số ngày khách (ngàn)

591,77

1.350,00

2.600,00

5.100,00

Khách

Tổng số lượt khách (ngàn)

653,89

1.150,00

1.700,00

2.400,00

nội

Ngày lưu trú trung bình

1,88

2,0

2,1

2,3

địa

Tổng số ngày khách (ngàn)

1.230,45

2.300,00

3.570,00

5.520,00

Nguồn:  - Viện NCPT Du lịch.

                  - (*) Số liệu hiện trạng của Sở Du lịch - Thương mại Khánh Hoà.

3.3.2.Điều chỉnh chỉ tiêu về doanh thu và thu nhập du lịch: Hiện nay ở nước ta đang dùng đồng thời 2 chỉ tiêu: Doanh thu du lịch và thu nhập du lịch. Doanh thu du lịch bao gồm các khoản thu do các cơ sở dịch vụ của ngành du lịch thu được từ khách du lịch, còn thu nhập du lịch là tất cả các khoản thu mà do khách du lịch chi trả như: doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác như: Bưu điện, Ngân hàng, Y tế, Bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí v.v... Như vậy thu nhập du lịch là tất cả những khoản thu mà cả xã hội thu được từ khách du lịch. Thông thường thu nhập du lịch lớn hơn nhiều so với doanh thu du lịch nhưng do công tác thống kê gặp nhiều hạn chế nên phần lớn các địa phương mới chỉ tính được doanh thu du lịch nên không phản ánh hết đóng góp của ngành du lịch cho kinh tế địa phương.

Tổng cục Du lịch đã dùng chỉ tiêu thu nhập du lịch trong báo cáo tình hình hoạt động của ngành lên các cơ quan hữu quan, tuy nhiên trong nội dung quy hoạch này vẫn đề cập chỉ tiêu phát triển Doanh thu để làm cơ sở quản lý và định hướng cho ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà.

Dự kiến Doanh thu du lịch đến năm 2010 đạt hơn 1.500 tỷ đồng, trong đó từ khách quốc tế là 1.020 tỷ đồng; năm 2015 đạt 3.200 tỷ đồng, trong đó từ khách quốc tế là 2.270 tỷ đồng; và đến năm 2020 đạt trên 7.000 tỷ đồng, trong đó từ khách quốc tế là 5.250 tỷ đồng.

Về mức chi tiêu trung bình: Trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 1.168.000 đồng, một khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 384.000 đồng. Trong những năm tới, khi được đầu tư để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chất lượng các dịch vụ không ngừng được nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng dần dần được tăng lên.

Tương ứng với mức chi tiêu của khách du lịch, dự kiến mức độ chi tiêu của khách du lịch và tổng thu nhập của ngành du lịch Khánh Hoà trong từng giai đoạn được tính toán và trình bày ở bảng sau:

Bảng 12: Dự báo thu nhập du lịch của Khánh Hoà

                                                                                                               Đơn vị tính: Tỷ đồng

Phương án

Loại thu nhập

2010

2015

2020

Phương

án 1

Loại thu nhập

2.250,000

4.638,400

9.454,000

- Từ khách quốc tế

1.530,000

3.328,000

7.200,000

- Từ khách nội địa

640,000

1.310,400

2.254,000

Phương

án 2

Loại thu nhập

2.500,000

4.951,360

10.640,000

- Từ khách quốc tế

1.700,000

 3.520,000

8.064,000

- Từ khách nội địa

   800,000

1.431,360

2.576,000

Phương

án 3

Loại thu nhập

2.790,000

5.713,600

12.883,200

- Từ khách quốc tế

1.870,000

4.000,000

9.792,000

- Từ khách nội địa

920,000

1.713,600

3.091,200

 

 Nguồn:  - Viện NCPT Du lịch.

 

 

 - Dự kiến trung bình một ngày, mỗi khách du lịch chi tiêu như sau:

Giai đoạn

2006 - 2010

2011 - 2015

2016 - 2020

Khách quốc tế

1.360.000

1.600.000

1.920.000

Khách nội địa

400.000

480.000

560.000

Về cơ cấu chi tiêu của khách: Khách du lịch đến Khánh Hoà có cơ cấu chi trong giai đoạn 2001 - 2005 như sau: chi cho lưu trú 40%, ăn uống 27,8% và chi cho dịch vụ (mua sắm, đi lại, sử dụng các dịch vụ bổ sung khác) 32,2%. Như vậy khách du lịch chi chủ yếu cho 2 dịch vụ chính là ăn uống và lưu trú (67,8% tổng chi tiêu), trong thòi gian tới, việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu của khách theo hướng tăng tỷ trọng của các dịch vụ là một yếu tố quan trọng nhằm tăng thêm chi tiêu của du khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch và thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách trong quá trình đi du lịch. Muốn vậy cần đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách và lưu giữ khách dài ngày hơn.

Với đặc thù của Khánh Hoà, có thể dự kiến cơ cấu chi tiêu của khách du lịch giai đoạn 2006 - 2020 như sau:

Bảng 13: Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Khánh Hoà (giá 2006)         

 Loại dịch vụ

2010

2015

2020

Tỉ lệ

(%)

Giá trị

(Tỷ đồng)

Tỉ lệ

(%)

Giá trị

(Tỷ đồng)

Tỉ lệ

(%)

Giá trị

(Tỷ đồng)

Ăn uống

26,0

     650,000

24,0

  1.188,326

22,0

   2.340,800

Lưu trú

37,0

     925,000

35,0

  1.732,976

32,0

   3.404,800

Mua sắm

10,0

     250,000

11,0

     544,650

12,0

   1.276,800

Vận chuyển du lịch

12,0

     300,000

14,0

     693,190

16,0

   1.702,400

Dịch vụ khác

15,0

     375,000

16,0

     792,218

18,0

   1.915,200

Tổng cộng

100,0

2.500,000

100,0

  4.951,360

100,0

 10.640,000

Nguồn: - Viện NCPT Du lịch.

3.3.3. Tỉ trọng GDP du lịch trong tổng GDP của tỉnh: Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cơ cấu chi tiêu của khách và tổng doanh thu của ngành du lịch, khả năng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP của Khánh Hoà theo các phương án được trình bày ở bảng 14.

3.3.4.Nhu cầu đầu tư : Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch Khánh Hoà thời kỳ 2006 - 2020, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao, phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v... giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đầu tư trong từng giai đoạn được căn cứ vào giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả của việc đầu tư.

Chỉ số ICOR chung cho các ngành kinh tế của Tỉnh Khánh Hoà được xác định trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Khánh Hoà đến 2020 là 4,0. Đối với ngành du lịch, do thời gian đầu phải đầu tư mạnh cho hạ tầng du lịch và đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nên dự kiến chỉ số ICOR du lịch là 4,0 cho thời kỳ 2006 - 2010 và 3,5 cho thời kỳ 2011 - 2020.

Bảng 14: Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Khánh Hoà

                                                                                                  (Theo giá 1994: 1USD = 11.000 đ)

Chỉ tiêu

Đơn vị  tính

2005 (*)

2010

2015

2020

1. Tổng giá trị gia tăng GDP

Tỷ đồng VN

7.505,00

13.226,00

23.834,00

43.913,00

của tỉnh (1).

Triệu USD

682,27

1.202,36

2.166,77

3.992,09

2. Nhịp độ tăng trưởng GDP của tỉnh (1).

%/năm

11,0

12,0

12,5

13,0

3. Tổng giá trị gia tăng GDP

Tỷ đồng VN

1.402,8

5.753,3

11.202,0

20.639,1

các ngành dịch vụ (PA2) (1)

Triệu USD

3.075,00

523,0

1.018,4

1.876,3

4. Tỷ lệ GDP các ngành dịch vụ so với tổng GDP của tỉnh (1)

%

40,95%

43,5%

47,0%

47,0%

5. Nhịp độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ của tỉnh (1).

%/năm

10,2

16,0

14,0

13,7

6. Tổng giá trị GDP của ngành du lịch Khánh Hoà:

      - Phương án 1

Tỷ đồng

499,400

1.082,037

2.219,470

4.497,746

      - Phương án 2

T đồng

499,400

1.202,267

2.369,224

5.061,980

      - Phương án 3

Tỷ đồng

499,400

1.341,725

2.733,962

6.129,178

7. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch:

      - Phương án 1

%/năm

 

16,72

15,45

15,17

      - Phương án 2

%/năm

 

19,21

16,39

15,54

      - Phương án 3

%/năm

 

21,85

17,52

15,72

8. Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP toàn tỉnh:

      - Phương án 1

%

6,65%

8,18%

9,31%

10,24%

      - Phương án 2

%

6,65%

9,09%

9,94%

11,53%

      - Phương án 3

%

6,65%

10,14%

11,47%

13,96%

9. Hệ số ICOR toàn tỉnh (1).

-

-

4,0

4,0

4,0

10. Hệ số ICOR cho du lịch.

-

-

4,0

3,5

3,5

11. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch (Giá 2006, lấy tròn số):

      - Phương án 1

Tỷ đồng

-

3.400

5.800

11.600

      - Phương án 2

Tỷ đồng

-

4.500

8.500

10.100

      - Phương án 3

Tỷ đồng

-

5.000

7.000

17.300

Nguồn:  - (1) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.

                - Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

                - (*) Số liệu hiện trạng.

Theo cách tính toán trên, kết quả cho thấy ngành du lịch Khánh Hoà cần đầu tư trong thời kỳ 2006 - 2010 là 3.400 tỷ đồng theo phương án 1; 4.500 tỷ đồng theo phương án 2 và 5.000 tỷ đồng theo phương án 3. Thời kỳ này một mặt cần đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú đã có, mặt khác cần tập trung đầu tư vào các cơ sở vui chơi - giải trí, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở đào tạo và các cơ sở dịch vụ khác với quy mô thích hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Thời kỳ 2011 - 2020 Du lịch Khánh Hoà cần được đầu tư khoảng 17.400 tỷ đồng theo phương án 1; 18.600 tỷ đồng theo phương án 2 và 24.300 tỷ đồng theo phương án 3. Thời kỳ này tiếp tục đầu tư có chiều sâu vào các cơ sở dịch vụ du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao.

Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng để thực hiện theo quy hoạch. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho hạ tầng du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch...chiếm trung bình khoảng gần 25%. Vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn - nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác, phát triển loại hình du lịch.v.v... cần phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết. v.v...

Bảng 15: Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Khánh Hoà đến năm 2020

                                                                                                                                                      Đơn vị tính: Tỷ đồng

Số

TT

Nguồn vốn

Phương án 

I

II (chọn)

III

1

Vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách (25%)

5.200,0

5.775,0

7.325,0

2

Vốn đầu tư của các DN du lịch trong tỉnh (10%)

2.080,0

2.310,0

2.930,0

3

Vốn đầu tư  của các thành phần kinh tế (30%)

6.240,0

6.930,0

8.790,0

4

Vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA... 25%)

5.200,0

5.775,0

7.325,0

5

Các nguồn khác (10%)

2.080,0

2.310,0

2.930,0

Tổng cộng (100%)

20.800,0

23.100,0

29.300,0

        Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

3.3.5.Nhu cầu phòng lưu trú: Đầu tư cho hệ thống cơ sở lưu trú đòi hỏi lượng vốn lớn nên cần tính toán để đảm bảo đủ cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến Khánh Hoà, tránh đầu tư dàn trải gây hiện tượng thừa cục bộ, gây lãng phí vốn đầu tư. Việc dự báo nhu cầu phòng lưu trú có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, số ngày lưu trú bình quân, hệ số sử dụng chung phòng và  công suất sử dụng phòng trung bình. Số lượng phòng lưu trú được tính toán theo công thức sau :

                                                          (Số lượt khách)   x   (Số ngày lưu trú trung bình)

Số phòng cần có = ____________________________________________________________________________________

(365 ngày     x     (Công suất sử dụng         x      (hệ số sử dụng           trong năm)                     phòng trung bình năm)                chung phòng)

Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Khánh Hoà năm 2005 là gần 2,4 ngày đối với khách quốc tế và 1,9 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp dẫn, cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, chắc chắn ngày lưu trú trung bình của khách sẽ tăng lên đáng kể. Dự kiến giai đoạn 2006 - 2010 ngày lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa là 2,0 ngày và của khách du lịch quốc tế là 2,5. Các chỉ số tương ứng của năm 2015 là 2,1 ngày và 2,6 ngày, đến năm 2020 ngày lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa sẽ đạt 2,3 ngày và khách du lịch quốc tế là 3,0 ngày.

Công suất sử dụng phòng trung bình năm hiện nay của hệ thống cơ sở lưu trú ở Khánh Hoà nói chung đạt xấp xỉ 52% năm 2005. Dự kiến công suất sử dụng phòng trung bình năm sẽ đạt 60% vào năm 2010; 65% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.

Hệ số sử dụng chung phòng lưu trú (số người bình quân trong 1 phòng lưu trú) hiện nay ở Khánh Hoà là 1,6 đối với khách du lịch quốc tế và 1,9 đối với khách du lịch nội địa, đến năm 2010 chỉ số này vẫn chưa có gì thay đổi. Tuy nhiên, theo xu hướng chung thì hệ số này đang giảm dần nên hệ số sử dụng chung phòng đối với khách du lịch quốc tế giảm xuống còn 1,5 và khách du lịch nội địa là 1,8.

Theo xu hướng đi du lịch hiện nay, một vấn đề khác cần được quan tâm là nên khuyến khích xây dựng các khách sạn đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao (năm 2004 có 3.728 phòng lưu trú trong số 6.335 phòng lưu trú của Khánh Hoà là thuộc các khách sạn được xếp hạng từ 1 - 5 sao), với các trang thiết bị đồng bộ và hệ thống các dịch vụ đa dạng, tránh đầu tư cho những cơ sở lưu trú nhỏ lẻ, trang thiết bị yếu kém, chỉ phục vụ dịch vụ lưu trú. Với những phân tích và tính toán như trên, dự báo nhu cầu khách sạn của Khánh Hoà thời kỳ 2006 - 2020 được trình bày ở bảng sau:

Bảng 16: Dự báo nhu cầu phòng lưu trú của Khánh Hoà

                                                                                                                                                        Đơn vị tính: Phòng

Phương án

Nhu cầu phòng lưu trú

2005(*)

2010

2015

2020

Phương

án 1

Tổng lượng phòng

6.714

7.660

11.530

18.540

Trong đó phòng đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao

 

4.900

8.000

13.900

Phương

án 2

Tổng lượng phòng

6.714

8.520

12.400

21.000

Trong đó phòng đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao

 

5.500

8.700

15.700

Phương

án 3

Tổng lượng phòng

6.714

9.610

14.500

25.310

Trong đó phòng đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao

 

6.150

10.100

19.000

Công suất sử dụng phòng trung bình năm (%)

52,0

60

65

70

Nguồn:  - Viện NCPT Du lịch.

                  -  (*) Số liệu hiện trạng của Sở Du lịch - Thương mại Khánh Hoà.

Với xu thế phát triển dịch vụ du lịch cao cấp hiện nay, ngành du lịch Khánh Hoà cần có khoảng 20 - 30% phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao trong tổng số phòng đủ tiêu chuẩn sếp hạng sao được tính toán ở bảng. Theo đó, nhu cầu phòng đạt 4 - 5 sao của du lịch Khánh Hoà khoảng 1.300 – 1.400 phòng (năm 2010) ; 2.100 – 2.300 phòng (năm 2015) và 4.000 phòng (năm 2020) theo phương án chọn.

3.3.6.Nhu cầu lao động:  Hiện nay, chỉ tiêu về số lao động bình quân/1 phòng lưu trú ở Khánh Hoà rất thấp (chỉ đạt 0,79 lao động/1 phòng khách sạn). Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ du lịch. Dựa vào nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 1,8 - 2,0 lao động trực tiếp, cũng như số lao động gián tiếp kèm theo (1 lao động trực tiếp kèm theo 2,0 - 2,2 lao động gián tiếp), các tính toán về nhu cầu lao động trong du lịch của Khánh Hoà giai đoạn 2006 - 2020 được trình bày ở bảng sau:

        Bảng 17: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Khánh Hoà

Đơn vị: Người

Phương án

Loại lao động

2005 (*)

2010

2015

2020

Phương

án 1

Lao động trực tiếp trong du lịch

 

10.730

18.450

33.360

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

 

19.310

36.940

66.730

Tổng cộng:

5.300

29.040

55.390

100.090

Phương

án 2

Lao động trực tiếp trong du lịch

 

13.500

20.000

38.000

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

 

19.900

40.000

75.000

Tổng cộng:

5.300

33.400

60.000

113.000

Phương

án 3

Lao động trực tiếp trong du lịch

 

13.450

23.200

45.550

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

 

24.220

46.410

91.110

Tổng cộng:

5.300

37.670

69.610

136.660

Nguồn: - Viện NCPT Du lịch.

                 - (*) Số liệu hiện trạng của Sở Du lịch - Thương mại Khánh Hoà.

Với nhu cầu lao động như trên, Khánh Hoà cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho các thời kỳ.

Theo điều chỉnh tổ chức không gian du lịch tỉnh Khánh Hoà thì không gian du lịch của tỉnh được chia thành 3 cụm du lịch là cụm du lịch Vân Phong, cụm Nha Trang và phụ cận và cụm Cam Ranh. Các chỉ tiêu phát triển cơ bản cho mỗi cụm được thể hiện trong phần tổ chức không gian phát triển du lịch.

Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 xem các phụ lục 21 và 22.

III. ĐIÊÙ CHỈNH CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Thị trường và sản phẩm du lịch:

1.1. Thị trường khách du lịch:

Dựa trên những thay đổi của xu h­ướng phát triển thị tr­ường du lịch thế giới và trong nước, thị tr­ường khách du lịch của tỉnh Khánh Hoà trong giai đoạn đến năm 2010 và mhững năn 2020 được xác định gồm hai nhóm chính: thị trư­ờng trọng điểm và thị trường tiềm năng.

1.1.1. Thị trường trọng điểm:

Thị trường trọng điểm của du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 được xác định bao gồm một số thị tr­ường khách quốc tế và thị trường khách trong nước.

- Thị tr­ường khách quốc tế: Là một bộ phận của du lịch Việt Nam nên thị trường khách quốc tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hoà gồm những thị trường có l­ượng khách lớn đến Việt Nam, có khả năng chi tiêu cao, lư­u trú dài ngày, đi du lịch Việt Nam thường xuyên, có nhiều mối quan hệ trao đổi hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khá chặt chẽ với Việt Nam hoặc các thị trường khách có điều kiện tiếp cận Việt Nam dễ dàng bằng các loại phương tiện giao thông...

Trên cơ sở phân tích hiện trạng dòng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hoà, sự hấp dẫn của tài nguyên và xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới, trong những năm tới thị trường khách trọng điểm của Khanh Hoà bao gồm :

- Thị trường các nước Mỹ, Úc,  Nhật Bản...là những thị trường trọng điểm truyền thống của du lịch Khánh Hoà;

- Thị trường các nước ASEAN, đặc biệt là thị trường Thái Lan đi theo tuyến đường bộ Canavan;

- Thị trường Nga (và các nước SNG), Hàn Quốc là những thị trường trọng điểm đang phát triển theo xu thế hiện nay;

- Thị trường Trung Quốc cũng là thị trường trọng điểm cần hướng tới trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, khu vực.

Cơ hội khai thác các thị trường khách quốc tế trên càng lớn khi sân bay Cam Ranh được nâng cấp và mở các đường bay trực tiếp đến một số nước hoặc thông qua các tuyến bay trực tiếp với Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những trung tâm du lịch lớn của quốc gia, cảng Nha Trang thành cảng biển du lịch, ga Nha Trang được nâng cấp.v.v...

- Thị trư­ờng khách du lịch nội địa: Thị trường khách trong nước là thị trư­ờng trọng điểm do xu h­ướng đi du lịch ngày càng tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch đ­ược nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên hơn. Bên cạnh đó với tài nguyên du lịch hấp dẫn, Khánh Hoà có nhiều cơ hội phát triển khách du lịch nội địa. Đối với du lịch Khánh Hoà thị trường truyền thống là từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên qua hệ thông đường không, đường bộ thuận tiện, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển thị trường khách từ các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, du lịch Khánh Hoà cũng xác định thị trường Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc là một trong những thị trường trọng điểm.

1.1.2. Thị tr­ường tiềm năng:  Thị trường tiềm năng là những thị trư­ờng khách quốc tế lớn nh­ưng số lư­ợng khách đến Khánh Hoà nói chung và Nha Trang nói riêng trong giai đoạn trước mắt còn hạn chế và khả năng chi tiêu chưa cao do khả năng tiếp cận giao thông khó khăn, số lượng đến khu vực Đông Nam Á và Việt Nam chưa nhiều, sự trao đổi thương mại và du lịch giữa Việt Nam với những nư­ớc này chưa phát triển.v.v...Các thị trường điển hình loại này như khối Bắc Âu, khối Benelux (Bỉ, Luxembour, Hà Lan), khối Đông Nam Âu, Niu Zi Lân, Canada...

Đối với thị trường này cần quan tâm những khách đến từ  Ý, Thuỵ Sĩ Thuỵ Điển và Canada và Đông Âu là những nước có khả năng phát triển dài hạn do lượng khách đi du lịch nước ngoài ở các nước này hàng năm khá đông.

1.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Khánh Hoà:

Từ nay đến năm 2020, du lịch Khánh Hoà xác định tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch biển là hệ thống sản phẩm truyền thống và thế mạnh của địa phương, bên cạnh đó cần chú trọng phát triển du lịch sinh thái núi và du lịch văn hoá để góp phần làm phong phú thêm loại hình và sản phẩm du lịch. Để thực hiện được mục tiêu trên, hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Khánh Hoà được định hướng theo địa bàn lãnh thổ và theo nhu cầu của thị trường khách du lịch.

1.2.1. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ: Du lịch tỉnh Khánh Hoà tiếp tục tổ chức và xây dựng các loại hình du lịch trên cơ sở sự phân bố tài nguyên du lịch theo lãnh thổ như quy hoạch 1996 đã đề xuất để khai thác có hiệu quả hơn lợi thế tiềm năng du lịch. Ngoài ra, cần khai thác mối quan hệ du lịch khu vực để phát triển các loại hình du lịch mang tính điển hình, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

 Căn cứ vào tiềm năng, đặc điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn, những loại hình du lịch chủ yếu của Khánh Hoà từ nay đến năm 2020 vẫn chủ yếu là du lịch biển đảo, bao gồm:

- Nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ... phát triển ở dải không gian ven biển;

Ngoài ra phát triển các loại hình du lịch bổ trợ, với vai trò làm phong phú thêm sản phẩm du lịch là :

- Du lịch sinh thái núi:  Nghỉ mát, thể thao leo núi...phát triển ở không gian phía tây tỉnh Khánh Hoà.

- Du lịch văn hoá: Tham quan lễ hội,  các di tích lịch sử văn hoá...trên toàn tỉnh, tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc ít người ở các huyện miền núi (Khánh Sơn, Khánh Vĩnh);

- Du lịch MICE: Hội nghị hội thảo, hội chợ, khen thưởng chủ yếu ở Thành phố Nha Trang và các đảo trên vịnh Nha Trang;

- Du lịch công vụ, thăm thân : Phát triển chủ yếu ở khu vực thành phố Nha Trang và phụ cận ;

- Du lịch tàu biển : Phát triển ở khu vực thành phố Nha Trang và phụ cận (kết hợp với các di tích lịch sử văn hoá, các điểm danh lam thắng cảnh...).

1.2.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trường:

a/ Khách du lịch quốc tế : Đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch văn hoá bản địa.

b/ Khách du lịch nội địa : Khách du lịch Việt Nam nói chung có thể tham gia nhiều loại hình du lịch phong phú. Hướng khai thác đối với thị tr­ường khách nội địa là đẩy mạnh các tour ngắn ngày, tour du lịch hành hương lễ hội, tour du lịch cuối tuần với các hình thức nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí hiện đại...

Tóm lại, để phù hợp với thị hiếu của các thị trường khách và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch..., du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch tỉnh chủ yếu gắn với tài nguyên biển, đảo. Bên cạnh đó để góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách cần phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ như sinh thái núi, văn hoá.v.v...Cụ thể là :

Hướng phát triển chủ yếu :

- Nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ, du lịch tàu biển...;

Các loại hình và sản phẩm bổ trợ :

- Du lịch sinh thái núi ;

- Du lịch văn hoá;

- Du lịch MICE;

- Du lịch công vụ, thăm thân (VFR) ;

2. Tổ chức không gian du lịch :

Trên cơ sở những kết qủa của quy hoạch cũ, để khắc phục những hạn chế trong việc đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch  điều chỉnh quy hoạch du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 tiếp tục xác định hướng phát triển không gian du lịch gắn liền với hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội đã được điều chỉnh trên địa bàn tỉnh và mối quan hệ du lịch với các tỉnh trong vùng từ đó tổ chức lãnh thổ du lịch Khánh Hoà thành các không gian du lịch, các trung tâm du lịch, hệ thống các điểm du lịch quốc gia và địa phương, hệ thống tuyến du lịch liên vùng và nội tỉnh...

Căn cứ vào sự phân bố và đặc điểm của hệ thống tài nguyên du lịch tỉnh Khánh Hoà, quy hoạch 1995 đã có những định hướng phát triển không gian lãnh thổ du lịch, điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 tiếp tục tổ chức không gian du lịch Khánh Hoà thành các không gian du lịch, các trung tâm và hệ thống tuyến điểm du lịch.

2.1. Không gian du lịch :

Qua sự phân tính, đánh giá, bổ sung tài nguyên du lịch; căn cứ sự phân bố tài nguyên và đặc điểm tài nguyên lãnh thổ du lịch Khánh Hoà tiếp tục được tổ chức thành ba không gian du lịch với các đặc trưng khác nhau nhưng hỗ trợ nhau một cách hữu cơ, đan xen nhau.

2.1.1. Không gian du lịch biển đảo : Giới hạn không gian này là dải ven biển từ Vạn Ninh (Đại Lãnh) đến Cam Ranh (Cam Lập) và các đảo ven bờ tỉnh Khánh Hoà .

- Sản phẩm du lịch chủ yếu: Khai thác hệ thống tài nguyên biển như nghỉ dưỡng biển, tắm biển, tham quan, khám phá, du lịch tàu biển...Ngoài ra do đặc điểm thành phố Nha Trang nằm trong không gian này nên cần phát triển các loại hình du lịch dịch vụ cao cấp, du lịch hội nghị hội thảo.v.v....

- Tính chất khai thác : Thường xuyên.

2.1.2. Không gian du lịch sinh thái núi : Giới hạn không gian du lịch sinh thái núi là phần lãnh thổ phía tây tỉnh Khánh Hoà, với đặc trưng tài nguyên du lịch núi.

- Sản phẩm du lịch chủ yếu: Khai thác hệ thống tài nguyên sinh thái núi như nghỉ dưỡng núi, tham quan, khám phá, du lịch thể thao leo núi...

- Tính chất khai thác : Định kỳ.

2.1.3. Không gian du lịch văn hoá : Do đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn được phân bố trên toàn địa bàn nên không gian du lịch văn hoá được xác định được tổ chức xen cài vào hai không gian du lịch trên, với vai trò hỗ trợ và làm phong phú thêm loại hình du lịch tỉnh Khánh Hoà.

- Tính chất khai thác : Thường xuyên và được kết hợp với hai không gian du lịch biển và du lịch sinh thái núi

2.2. Tổ chức cụm, trung tâm và điểm du lịch :

Cụm du lịch là khu vực tập trung tài nguyên bên cạnh hạt nhân là điểm dân cư tập trung (thành phố hoặc thị xã) tạo thành địa bàn phát triển du lịch có liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau. Căn cứ vào tính chất đó, trên cơ sở định hướng không gian của quy hoạch cũ, lãnh thổ du lịch Khánh Hoà tiếp tục tổ chức thành ba cụm: Cụm TP. Nha Trang và phụ cận, cụm TX. Cam Ranh và phụ cận, cụm Dốc Lết và vịnh Vân Phong. Do nhu cầu phát triển có yếu tố mới, ranh giới cụm du lịch so với quy hoạch cũ có những thay đổi nhất định.

2.2.1. Cụm  du lịch TP. Nha Trang và vùng phụ cận:

a/ Giới hạn lãnh thổ : Cụm du lịch thành phố Nha Trang và phụ cận bao gồm phần lãnh thổ đất liền và phần biển đảo ven bờ với TP. Nha trang là trọng tâm. Phần ven biển trải dài từ phía nam TP. Nha Trang lên đến phía nam bán đảo Hòn Khói (một phần lãnh thổ huyện Ninh Hoà). Phần lãnh thổ đất liền của cụm bao gồm khu vực phía tây nam huyện Ninh Hoà (phía nam QL 26) và lãnh thổ các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh...dọc theo hành lang tỉnh lộ 2 tạo thành hành lang du lịch đông - tây ở khu vực trung tâm.

b/ Đặc điểm tài nguyên: Khu vực Nha Trang và phụ cận nổi trội tài nguyên du lịch biển, đảo với vịnh Nha Trang và quần thể các đảo trong lòng vịnh như Hòn Tre, Hòn Mun, Đảo Yến, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Miểu, Hòn Mát...là hạt nhân ; khu vực đầm Nha Phu với đặc trưng riêng của tài nguyên biển đảo của các đảo hòn Thị, hòn Hèo.... Khu vực cảnh quan núi cao thuộc Khánh Vĩnh, Diên Khánh có nhiều tài nguyên du lịch núi như Suối Tiên, thác Yang Bay...Bên cạnh tài nguyên tự nhiên, hệ thống các di tích lịch sử văn hoá ở khu vực thành phố Nha Trang, huyện Ninh Hoà cũng là đặc điểm nổi bật của cụm.

c/ Hướng khai thác loại hình du lịch :

- Du lịch sinh thái biển : Nghỉ mát, tắm biển, thể thao nước, tham quan đảo, lặn biển, câu mực, câu cá.v.v…;

- Du lịch văn hoá: Tham quan hệ thống di tích trên địa bàn như chùa Pô Naga, bảo tàng, Viện Hải dương học...; hành hương lễ hội;

- Du lịch MICE : Thương mại, công vụ, hội chợ, hội thảo, festival, hội thao, khen thưởng, hoặc kèm theo các sự  kiện đặc biệt khác (như đua thuyển buồm) …;

- Du lịch thăm thân: Phục vụ khách du lịch là người Việt ở nước ngoài;

- Du lịch tàu biển : Kết hợp du lịch biển và tham quan các di tích lịch sử, thắng cảnh trên đất liền khu vực thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh.

- Du lịch đồng quê: Kết hợp với các loại hình du lịch trên để khai thác đặc trưng các miền quê vùng phụ cận thành phố Nha Trang.

Cụm du lịch Nha Trang và phụ cận với các thế mạnh đặc biệt có khả năng thu hút khách cao và là cụm du lịch và nghỉ dưỡng lớn của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

d/ Dự báo các chỉ tiêu phát triển của cụm:

     Bảng 18: Dự báo khách, doanh thu du lịch cụm du lịch Nha Trang  và phụ cận

 

Các chỉ tiêu

2010

2015

2020

- Khách du lịch (Ngàn lượt)

1.125

1.541

2.176

- Lượng phòng lưu trú (Phòng)

6.375

8.315

13.408

- Nhu cầu vốn đầu tư (Tỷ VNĐ)

2.780,464

3.920,976

8.362,224

    Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

e) Trung tâm du lịch: Thành phố Nha Trang là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh Khánh Hoà, nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phát triển, có vị trí giao lưu thuận lợi được xác định là trung tâm du lịch của tỉnh Khánh Hoà và của cụm du lịch TP. Nha Trang và phụ cận. Không những thế, Nha Trang với vai trò to lớn về du lịch đối với khu vực, điều chỉnh quy hoạch TTPT Du lịch Việt Nam định hướng phát triển thành trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ.

Ngoài ra, có thể xác định các trung tâm phụ trợ như các thị trấn Ninh Hoà, Diên Khánh và Khánh Vĩnh.

f) Hệ thống tuyến, điểm, khu du lich, đô thị du lịch:

Các điểm du lịch chính :

Bãi tắm Nha Trang, Hòn Tre (Bao gồm Con sẻ tre, hòn Ngọc Việt..); Hòn Mun, Hòn Tằm, Hồ cá Trí Nguyên, Đảo Yến, Hòn Một, Hòn Mát, Hòn Chồng, Tháp bà Pô Naga, Viện Hải dương học, Bảo tàng Khánh Hòa, Thư viện của Bác sĩ Yersin, Chợ Đầm Nha Trang, Di tích Am Chúa, Đền thờ Trần Quý Cáp, Bia Võ Cạnh, Chùa Long Sơn, thành cổ Diên Khánh, Lăng Bà Vú, cụm đảo hòn Thị, hòn Hèo, Hòn Lao, bán đảo Hòn Khói, nước nóng Trường Xuân, Ba Hồ,...

* Khu du lịch:

+ Khu du lịch quốc gia: Vịnh Nha trang kết hợp hệ thống đảo Hòn Mun, Hòn Tre là khu du lịch quốc gia.

Với đặc điểm là vịnh có cảnh quan đẹp (một trong 29 vịnh đẹp nhất Thế giới), trong không gian lãnh thổ vịnh có nhiều đảo đặc thù (Hòn Tre, Hòn Mun...) lại nằm bên thành phố biển Nha Trang thơ mộng..., theo hướng của điều chỉnh quy hoạch TTPT du lịch Việt Nam đến năm 2010, định hướng phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 xác định khu du lịch quốc gia Khu du lịch quốc gia vịnh Nha Trang là một trong những khu du lịch biển hàng đầu của Việt Nam. Quy mô bao gồm Vịnh Nha Trang và phần đất liền dọc bờ vịnh, các đảo nằm trong khu vực vịnh. Diện tích đất liền ước khoảng 1.500ha.

+ Khu du lịch khác :

1.  Khu du lịch sinh thái suối Tiên, thuộc huyện Diên Khánh có quy mô 250 ha

2. Khu du lịch sinh thái Yang Bay ChoHo, huyện Khánh Vĩnh, quy mô 600 ha;

3. Khu du lịch sinh thái Hòn Bà, huyện Diên Khánh, quy mô 200 ha;

4. Khu du lich sinh thái sông Lô, thành phố Nha Trang, quy mô 300 ha;

5. Khu du lịch sinh thái đầm Nha Phu gắn với các đảo Hòn Lao, Hòn Thị… huyện Ninh Hoà, quy mô hơn 500 ha;

6. Khu du lịch sinh thái Ba Hồ, huyện Ninh Hoà, quy mô khoảng 150 ha;

7. Khu du lịch sinh thái suối Hoa Lan, huyện Ninh Hoà, quy mô khoảng 150 ha.

Ngoài ra có thể phát triển một số khu du lịch khác với quy mô nhỏ hơn như khu du lịch Trầm Hương (Khánh Vĩnh), khu du lịch Ninh Tịnh (Ninh Hoà).v.v...

* Đô thị du lịch : Thành phố Nha Trang với nhiều tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế, có nhiều lợi thế phát triển du lịch và kinh tế du lịch giữ vị trí quan trọng đối với hoạt động của thành phố. Nha Trang với chức năng nghỉ mát, vui chơi giải trí cao cấp và nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn khác đã được Chiến lược và Điều chỉnh quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 xác định là một trong 12 đô thị du lịch của cả nước. Điều chỉnh  quy hoạch du lịch tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 định hướng phát triển Nha Trang thành đô thị du lịch. Quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị Nha Trang cần được thực hiện theo chế tài của một đô thị du lịch nhằm phát huy giá trị cảnh quan và môi trường.

2.2.2. Cụm du lịch thị xã Cam Ranh và phụ cận :

a/ Giới hạn lãnh thổ : Cụm du lịch thị xã Cam Ranh và phụ cận bao gồm phần lãnh thổ đất liền và phần biển đảo ven bờ với bán đảo Cam Ranh là trọng tâm.

b/ Đặc điểm tài nguyên: Khu vực Cam Ranh và phụ cận nổi trội tài nguyên du lịch biển. Bên cạnh tài nguyên tự nhiên, hệ thống các di tích lịch sử văn hoá cũng là điểm nổi bật của cụm.

c/ Hướng khai thác loại hình du lịch :

- Du lịch sinh thái biển : Tắm biển, thể thao nước, tham quan đảo, lặn biển,.v.v…;

- Du lịch văn hoá: Tham quan hệ thống di tích trên địa bàn;

- Du lịch tàu biển.

Cụm du lịch thị xã Cam Ranh và phụ cận với các thế mạnh đặc biệt có khả năng thu hút khách cao và là cụm du lịch và nghỉ dưỡng lớn của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

d/ Dự báo các chỉ tiêu phát triển của cụm:

 

 

 

Bảng 19: Dự báo khách, doanh thu du lịch cụm TX. Cam Ranh và phụ cận 

Các chỉ tiêu

2010

2015

2020

- Khách du lịch (Ngàn lượt)

90

276

459

- Lượng phòng lưu trú (Phòng)

765

1.489

2.828

- Nhu cầu vốn đầu tư (Tỷ VNĐ)

490,720

831,728

2.330,448

- Nguồn: Viện NCPT Du lịch

e) Trung tâm du lịch: Khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh (Bãi Dài) sẽ được phát triển thành khu du lịch quốc gia, một trong những trung tâm du lịch biển của cả nước với cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phát triển, có vị trí giao lưu thuận lợi được xác định là trung tâm du lịch của cụm.

f) Hệ thống tuyến, điểm, khu du lịch, đô thị du lịch:

* Các điểm du lịch chính :

Bắc bán đảo Cam Ranh; Thị xã Cam Ranh; Vịnh Cam Ranh; Hòn Rồng; Hòn Qui; núi Cam Linh; Cam Lập; hồ Cam Ranh; Căn cứ cách mạng Tô Hạp kết hợp tham quan đàn đá Khánh Sơn.v.v...

* Khu du lịch

+ Khu du lịch quốc gia: Với đặc điểm bãi cát dài, nước biển xanh trong, quỹ đất phát triển du lịch dồi dào bên cạnh hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không thuận lợi, theo hướng điều chỉnh quy hoạch TTPT du lịch Việt Nam, điều chỉnh phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020 định hướng phát triển Bắc Cam Ranh (Bãi Dài) thành khu du lịch quốc gia với quy mô khoảng 2500 ha;            

+ Khu du lịch khác:

                1. Khu du lịch sinh thái biển Cam Nghĩa, quy mô 200ha;

2. Khu du lịch sinh thái nông nghiệp Cam Phúc Nam, quy mô: 250ha;

3. Khu du lịch sinh thái biển Cam Thịnh Đông, quy mô 200ha;

4. Khu du lịch sinh thái cửa sông Cam Linh, quy mô 200ha;

5. Khu du lịch sinh thái biển - núi Cam Lập, quy mô: 1.500ha;

  6. Khu du lịch thác Tà Gụ (Khánh Sơn), quy mô 300ha.

2.2.3. Cụm du lịch Dốc Lết, vịnh Vân Phong:

a/ Giới hạn lãnh thổ : Cụm du lịch Dốc Lết - vịnh Vân Phong và phụ cận bao gồm phần lãnh thổ đất liền phía bắc bán đảo hòn Khói, phía tây huyện Vạn Ninh, một phần huyện Ninh Hoà và phần biển đảo ven bờ bán đảo Hòn Gốm, bãi biển Đại Lãnh.

b/ Đặc điểm tài nguyên: Khu vực Dốc Lết - vịnh Vân Phong và phụ cận nổi trội tài nguyên du lịch biển. Bên cạnh tài nguyên tự nhiên, hệ thống các di tích lịch sử văn hoá cũng là điểm nổi bật của cụm. Tuy nhiên, lãnh thổ cụm gần trùng với khu kinh tế vịnh Vân Phong, vì vậy phát triển du lịch tạo thành các khu du lịch dịch vụ riêng rẽ, trong đó khu vực Dốc Lết là trọng tâm.

c/ Hướng khai thác loại hình du lịch :

- Du lịch sinh thái biển : Tắm biển, thể thao nước, tham quan đảo, lặn biển,.v.v…;

- Du lịch văn hoá: Tham quan hệ thống di tích trên địa bàn;

Cụm du lịch Dốc Lết - Vịnh Vân Phong và phụ cận với các thế mạnh đặc biệt có khả năng thu hút khách cao và là cụm du lịch và nghỉ dưỡng lớn phục vụ khách nội tỉnh, khu kinh tế tổng hợp Vân Phong và các tỉnh Tây Nguyên.

d/ Dự báo các chỉ tiêu phát triển của cụm:

  Bảng 20: Dự báo khách, doanh thu du lịch cụm du lịch Dốc Lết -Vịnh Vân Phong

Các chỉ tiêu

2010

2015

2020

- Khách du lịch (Ngàn lượt)

240

483

765

- Lượng phòng lưu trú (Phòng)

1.360

2.606

4.714

- Nhu cầu vốn đầu tư (Tỷ VNĐ)

817,872

1.188,176

3.015,888

         Nguồn: Viện NCPT Du lịch

e) Trung tâm du lịch: Khu du lịch biển Tuần Lễ - Hòn Ngang, nơi được định hướng phát triển thành khu du lịch biển lớn với cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phát triển của khu vực, có vị trí giao lưu thuận lợi với khu kinh tế Vân Phong được định hướng phát triển là trung tâm du lịch của cụm.

Ngoài ra có thể phát triển trung tâm phụ ở Dốc Lết.

f) Hệ thống điểm, khu du lịch, đô thị du lịch:

Các điểm du lịch chính: 

Bán đảo Hòn Gốm; Đình Phú Cang, Đại Lãnh, Đầm Môn, Điểm cực Đông Việt Nam (trên bán đảo Hòn Gốm), hồ Đá Bàn, hồ Suối Dầu, hồ EaKrongRou...

* Khu du lịch :  Trong không gian khu kinh tế Vân Phong, định hướng phát triển du lịch 5 khu du lịch phù hợp với định hướng chung khu kinh tế Vân Phong như sau:

1. Khu du lịch biển Đại Lãnh : Quy mô 40 - 50ha, là khu du lịch nghỉ mát tắm biển kết hợp tắm bùn, nước khoáng ;

2. Khu du lịch nghỉ mát Tuần Lễ hòn Ngang, quy mô 350 ha;

3. Khu du lịch Bãi Cát Thắm, quy mô  210ha;

4. Khu du lịch trung tâm bán đảo Hòn Gốm , quy mô 200ha;

5. Khu du lịch biển Dốc Lết - Mũi Du, quy mô150ha.

2.3. Tuyến du lịch:

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống giao thông trên toàn tỉnh Khánh Hoà được đầu tư phát triển không ngừng, tạo tiền đề thuận lợi khai thác các tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, một số điểm tài nguyên trước đây còn ở dạng tiềm năng nay đã có điều kiện khai thác vì vậy, hệ thống tuyến du lịch có xu hướng phát triển trên toàn địa bàn.

Tổ chức hệ thống tuyến du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 tiếp tục theo định hướng của quy hoạch 1995, bao gồm hệ các tuyến du lịch đường bộ, tuyến du lịch đường biển trên cơ sở định hướng phát triển hệ thống điểm du lịch và tổ chức các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch.

Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà 1995 đã xác định khá đầy đủ hệ thống tuyến du lịch của tỉnh. Trên cơ sở đó, từ nay đến năm 2020 hệ thống tuyến du lịch có một số bổ sung và thay đổi, như sau:

2.3.1.Các tuyến du lịch nội tỉnh:

a. Tuyến du lịch quốc gia :

- Tuyến du lịch dọc theo quốc lộ IA và tuyến đường sắt Bắc Nam : Vân Phong – Nha Trang - Cam Ranh ;

- Tuyến du lịch khám phá (tiềm năng) Thành phố Nha trang đi Trường Sa.

a. Tuyến du lịch địa phương :

1/ Tuyến Nha Trang - Ninh Hoà - Vạn Ninh ;

2/ Tuyến Nha Trang - Cam Ranh - Khánh Sơn ;

3/Tuyến Nha Trang - Diên Khánh - Khánh Vĩnh.

4/ Tuyến Cam Ranh - Khánh Sơn;

5/ Tuyến Dốc Lết - Hòn Gốm;

6/ Tuyến thác Tà Gụ – Hòn Bà - thác Yang Bay.

7/ Tuyến du lịch đường biển Thành phố Nha Trang đi các đảo ven bờ ;

2.3.2.Các tuyến du lịch ngoại tỉnh:

Việc khai thác các tuyến du lịch ngoại tỉnh của Khánh Hoà rất quan trọng một mặt đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan của nhân dân trong tỉnh, mặt khác làm cơ sở nối tour du lịch cho khách trong nước và quốc tế khi đến thăm thành phố biển Nha Trang.

Trên cơ sở quy hoạch 1995 - 2010 và sự xuất hiện các yếu tố mới, đề xuất các tuyến du lịch ngoại tỉnh của Khánh Hoà lấy Nha Trang làm điểm xuất phát phù hợp với các tuyến du lịch quốc gia trong điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và đề án tăng tốc du lịch miền Trung Tây Nguyên như sau:

1/  Nha Trang - thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (QL. 1A, đường sắt hoặc đường biển);

2/ Nha Trang - Phan Rang - Đà Lạt (QL.21 qua đèo Ngoạn Mục);

3/  Nha trang và các tỉnh Tây Nguyên gắn với tuyến du lịch con đường xanh Tây Nguyên (QL.20 và 26) là tuyến du lịch mới;

4/  Nha Trang - Đà Nẵng - Huế - Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Đường hàng không, đường sắt, QL1A, đường biển);

5/ Nha Trang - Diên Khánh  - Khánh Vĩnh đi Lâm Đồng             (qua đường Khánh Lê)

6/ Tuyến du lịch tàu biển : Phục vụ khách tàu biển chủ yếu lận cận thành phố Nha Trang  và dọc theo trục không gian Nha Trang - Diên Khánh;

Danh mục các khu du lịch, tuyến điểm du lịch quốc gia, địa phương và nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 xem phụ lục số 23.

3. Đầu tư phát triển du lịch:

Căn cứ nhu cầu đầu tư phát triển du lịch từ nay đến năm 2020 và những định hướng phát triển ngành, phát triển không gian lãnh thổ; trên cơ sở các định hướng đầu tư đã được quy hoạch cũ đề cập trong giai đoạn 1996 - 2010, công tác đầu tư phát triển  giai đoạn đến năm 2020 cần có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy cao nhất hiệu quả vốn đầu tư, tạo cho du lịch Khánh Hoà môi trường thuận lợi để phát triển tương xứng vai trò là một cực quan trọng của Trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, và là một đỉnh của tam giác du lịch trọng điểm phía Nam thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang.

3.1. Những mục tiêu chính :

Những mục tiêu chính đạt được trong công tác đầu tư đối với du lịch Khánh Hoà từ nay đến năm 2020 được xác định như sau:

3.1.1. Đầu tư phát triển Thành phố Nha Trang thành đô thị du lịch, xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch của Khánh Hoà nói riêng và cả nước nói chung:

Thành phố Nha Trang với vịnh Nha Trang nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc trưng, đóng vai trò trung tâm du lịch không chỉ của Khánh Hoà mà của cả vùng duyên hải Nam Trung Bộ, một trong những trọng điểm du lịch của cả nước, bộ mặt của du lịch tỉnh, Nha Trang được định hướng phát triển thành đô thị du lịch vì vậy cần được quan tâm đầu tư xứng đáng với vai trò của nó. Ngoài ra, với đặc điểm tài nguyên tự nhiên khu vực vịnh Nha Trang, cần thiết đầu tư vịnh Nha Trang thành khu du lịch biển đảo mang ý nghĩa quốc gia.

3.1.2.Đầu tư phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Khánh Hoà nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch cao cấp, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đưa Khánh Hoà thực sự là một trọng điểm du lịch của Nam Trung Bộ nóí riêng và cả nước nói chung.

Theo hướng này ngoài việc đầu tư phát triển du lịch ở Nha Trang và phụ cận, cần xúc tiến đầu tư phát triển du lịch ở các khu vực khác trên toàn lãnh thổ, trong đó đặc biệt chú ý đầu tư khai thác tài nguyên du lịch biển ở khu vực Cam Ranh để trở thành khu du lịch quốc gia, tài nguyên du lịch văn hoá và du lịch sinh thái các huyện phía tây để góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch.

3.2. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư :

Để đạt được mục tiêu trên, ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà cần chú trọng ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực sau :

3.2.1.Phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch : Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như giao thông, cấp điện cấp thoát nước, cải tạo môi trường... là tiền đề quan trọng thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch chính vì vậy cần được ưu tiên đầu tư. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hạ tầng đến các khu du lịch và hạ tầng trong khu du lịch (hạ tầng khung) đều cần được quan tâm đầu tư phát triển, đặc biệt đối với các khu du lịch quốc gia, các khu điểm  du lịch quan trọng có khả năng thu hút khách lớn. Ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà cần lập quy hoạch các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực này để tranh thủ sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, bên cạnh đó cần khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực này. Các dự án phát triển hạ tầng ngoài khu du lịch... cần gắn với việc phát triển hệ thống hạ tầng xã hội toàn tỉnh để tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành khác có liên quan. Dự kiến kinh phí phát triển hạ tầng du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 là 5.775 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% tổng nhu cầu đầu tư, trong đó giai đoạn đến năm 2020 là 1.350 tỷ (xấp xỉ 30% tổng nhu cầu).

3.2.2.Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:  Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch, loại hình và sản phẩm du lịch...

a) Cơ sở lưu trú: Hiện nay, toàn tỉnh có 314 cơ sở lưu trú với 7.076 phòng dự báo nhu cầu đến năm 2010 cần đầu tư phát triển thêm khoảng 1.500 phòng, đến năm 2015 cần đầu tư phát triển thêm khoảng 4.000 phòng (so với năm 2010) ; năm 2020 cần đầu tư thêm khoảng 8.500 phòng (so với năm 2015). Như vậy tổng số phòng khách sạn cần đầu tư phát triển là khoảng 14.000 phòng.  Đây thực sự là những con số lớn mà ngành du lịch Khánh Hoà cần quan tâm.

Bên cạnh đó, số phòng cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hạng sang, cao cấp nhất là giới kinh doanh thương mại, vẫn là còn ít (626 phòng, chiếm  8,8%). Vì vậy hướng đầu tư xây dựng khách sạn trong những năm tới cần đặc biệt chú ý đến phát triển số lượng phòng khách sạn tiêu chuẩn 4 – 5 sao lên khoảng 20% năm 2010 và 25-30% năm 2020 (xem tính toán ở trang 67).

Về hướng tổ chức không gian phát triển hệ thống khách sạn thì ngoài những khu vực đã xác định trong tỉnh đối với những dự án liên doanh đã xem xét và cấp giấy phép đầu tư, cần ưu tiên và hướng các dự án thuộc lĩnh vực này vào những khu vực phát triển đô thị, thành phố trong tương lai đặc biệt là ở Nha Trang.

Trong đầu tư xây dựng khách sạn, cần ưu tiên đối với những dự án xây dựng khách sạn cao cấp dạng villa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhu cầu nghỉ dưỡng tham quan của khách du lịch quốc tế đến khu vực.

Trong những năm tới, nhu cầu khách du lịch mang theo xe ôtô sẽ tăng lên đòi hỏi trong thiết kế các công trình lưu trú, khách sạn cần dành ra một khoảng không nhất định làm bãi để xe (parking area) hoặc phải làm các tầng hầm (đối với các công trình hạn chế về mặt bằng) hoặc xây những tòa nhà chuyên làm chỗ để xe (parkinh building) cho một cụm các khách sạn.  Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong xây dựng các công trình lưu trú ở Nha Trang trong những năm tới, đảm bảo được sự văn minh trong giao thông, sự thoải mái và an toàn đối với du khách.

b) Các cơ sở dịch vụ: Song song với việc phát triển số lượng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú là việc phát triển hệ thống nhà hàng, các khu hội chợ hội nghị, hội thảo đang còn là một trong những hạn chế đối với du lịch Khánh Hoà nói riêng và du lịch cả nước nói chung. Để góp phần đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch của Khánh Hoà, một trong những định hướng đầu tư xây dựng quan trọng đối với du lịch tỉnh là ưu tiên xem xét các dự án đầu tư xây dựng các công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm, khu hội nghị hội thảo quốc tế. 

Đối với khu hội chợ triển lãm và hội nghị - hội thảo quốc tế: cần phải gắn với khu trung tâm thành phố, ở khu vực quanh vịnh Nha Trang để tạo nên một khu trung tâm mới hiện đại với đầy đủ những chức năng của mình.

Với nhu cầu phát triển và lượng khách du lịch đến Khánh Hoà - Nha Trang trong những năm tới hệ thống nhà hàng kinh doanh ăn uống cần có những ưu tiên phù hợp để hướng  các liên doanh trong và ngoài nước vào lĩnh vực dịch vụ nhà hàng. 

c) Phát  triển các công trình vui chơi giải trí: Du lịch Khánh Hoà cần chú trong đầu tư phát triển mạnh hệ thống các công trình vui chơi giải trí, gắn với tài nguyên biển đảo, gắn với các khu du lịch.

Hoạt động vui chơi giải trí là một phần quan trọng của hoạt động du lịch góp phần hấp dẫn và kéo dài thời gian lưu lại của du khách. Thời gian gần đây, du lịch Khánh Hoà đã có những quan tâm nhất định đối với việc phát triển các công trình vui chơi giải trí nhưng chưa thực sự hấp dẫn khách, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí ở Khánh Hoà là một yêu cầu bức xúc góp phần vào chiến lược đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn hơn của du lịch Khánh Hoà trong những năm tới, kéo dài thời gian lưu trú của khách. Nội dung định hướng đầu tư phát triển các điểm vui chơi giải trí ở Khánh Hoà bao gồm:

- Đầu tư phát triển và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo, cao cấp và hiện đại như cáp treo, sân golf.v.v…đối với các điểm đã có hiện nay.

- Đầu tư phát triển các loại hình vui chơi giải trí  mạo hiểm gắn với tài nguyên biển và núi;

- Đầu tư xây dựng thêm một số điểm vui chơi giải trí mới, hiện đại ở những khu vực ưu tiên phát triển du lịch đã xác định: khu vực vịnh Cam Ranh, khu vực Dốc Lết…hoặc ở những khu vực dân cư tập trung .

Việc đầu tư  phát triển các cơ sở lưu trú, các loại hình vui chơi giải trí cần thiết gắn liền với đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn.

d) Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch: Phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch bảo đảm cân đối đầu tư giữa phát triển du lịch văn hoá, du lịch sinh thái núi và du lịch biển:

- Du lịch biển là thế mạnh truyền thống của tỉnh cần được tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển. Du lịch biển, bao gồm cả du lịch đảo được phát triển ở dải ven biển với việc chú trọng phát triển các loại hình du lịch thể thao, khám phá, vui chơi giải trí, du lịch tàu biển…

 - Du lịch văn hoá dựa trên các di tích lịch sử, các đặc trưng văn hoá có sức hấp dẫn cao đòi hỏi được tập trung đầu tư phát triển, chú trọng phát triển loại hình du lịch lế hội hành hương kết hợp du xuân, vãn cảnh…

- Du lịch sinh thái gồm cả du lịch văn hoá các vùng dân tộc thiểu số thường phát triển ở các vùng sâu, vùng xa. Việc hình thành các khu du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng liên quan cần khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện.       

- Du lịch thương mại công vụ kèm theo những sự kiện đặc biệt cũng là thế mạnh củ du lịch Khánh Hoà cần được ưu tiên đầu tư đặc biệt là khu vực vịnh Nha Trang.

Tổng vốn đầu tư phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 ước khoảng 16.170 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% nhu cầu đầu tư.

3.2.3. Xúc tiến tuyên truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch.

Tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế với việc tiếp tục hỗ trợ nguồn kinh phí cho Chương trình hành động Quốc gia về Du lịch. Bên cạnh đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực như: đào tạo trình độ Đại học và tăng cường khả năng nghiên cứu về du lịch; đào tạo trình độ trung học và học nghề về du lịch; tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp.

Du lịch đòi hỏi trình độ nghiệp vụ và quản lý ngày càng cao đặc biệt trong xu thế hội nhập. Bên cạnh đó, ngày nay du lịch sinh thái đang là một loại hình du lịch mới đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Khánh Hoà nói riêng vì vậy việc đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ luôn là yêu cầu cấp thiết đối với việc phát triển du lịch bền vững. Những nội dung chính của hướng đầu tư này bao gồm việc tổ chức các lớp đào tạo:

- Đào tạo tại chức (đào tạo lại) về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà đảm bảo những tiêu chuẩn về quốc gia và quốc tế.

- Đào tạo mới lao động chuyên ngành trình độ trung cấp và đại học cho du lịch Khánh Hoà nói riêng và du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.

Vốn đầu tư trong lĩnh vực xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 khoảng 230 tỷ đồng, chiếm gần 1% nhu cầu.

3.2.4. Bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trường du lịch: Du lịch phát triển thiếu bền vững nếu chỉ khai thác tài nguyên; môi trường du lịch (bao gồm tự nhiên và xã hội) và là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng thu hút khách du lịch. Chính vì vậy đầu tư bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch là một trong những hướng ưu tiên của du lịch Khánh Hoà. Các hướng chính của công tác đầu tư bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch bao gồm:

- Tôn tạo, nâng cấp hệ thống tài nguyên du lịch đặc biệt đối với các di tích văn hoá - lịch sử, các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. Cụ thể là :

+ Tiếp tục tôn tạo, nâng cấp các điểm di tích văn hoá lịch sử, di tích cách mạng khu vực thành phố Nha Trang;

+ Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động lễ hội phục, festival.

+ Phát triển nghề thủ công mỹ nghệ để du khách có cơ hội tìm hiểu về những nghề truyền thống dân tộc, đặc biệt ở các huyện miền núi và mua các hàng mỹ nghệ, lưu niệm có chất lượng cao.

- Cải tạo môi trường tự nhiên khu vực hoạt động du lịch, đặc biệt là môi trường biển khu vực vịnh Nha Trang;

- Giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng dân cư về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch nói riêng và nhận thức về du lịch nói chung.

Vốn đầu tư trong lĩnh vực tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 khoảng 925 tỷ đồng, chiếm gần 4% nhu cầu.

3.3. Các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch:

3.3.1. Khu vực thành phố Nha Trang và phụ cận: Đối với khu vực thành phố Nha Trang và phụ cận, để đạt được mục tiêu phát triển du lịch Nha Trang xứng đáng là đô thị du lịch, trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước cần đẩy mạnh công tác đầu tư theo các hướng :

- Đầu tư cải tạo môi trường du lịch TP. Nha Trang và vịnh Nha Trang trong đó có việc quy hoạch thành phố theo hướng phát triển một đô thị du lịch biển, đô thị nghỉ mát, tham quan;

- Phát triển hệ thống lưu trú, dịch vụ nhà hàng và vui chơi giải trí cao cấp để thu hút khách du lịch quốc tế ;

- Phát triển  du lịch hội nghị hội thảo, hội chợ , các sự kiện đặc biệt;

-   Phát triển du lịch văn hoá gắn với  việc tôn tạo hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc nghệ thuật ;

- Phát triển du lịch vịnh Nha Trang gắn với các đảo Hòn Mun, Hòn Tre…với vai trò là khu du lịch quốc gia, tạo thành một trong những trung tâm du lịch biển đảo lớn của cả nước ;

- Phát triển các loại hình du lịch đảo, khám phá biển đêm tại khu vực vịnh Nha Trang và đầm Nha Phu… ;

- Phát triển loại hình du lịch tàu biển để khai thác hợp lý cảnh quan và các di tích văn hoá khu vực phía tây ;

3.4. Phân kỳ đầu tư và các dự án ưu tiên đầu tư :

3.4.1. Phân kỳ đầu tư : Dự kiến phân kỳ đầu tư phát triển du lịch Khánh Hoà theo ba giai đoạn:

* Giai đoạn đầu : Thời gian từ nay đến năm 2010 với nhu cầu vốn khoảng  4.500 tỷ đồng, trong đó có 1.350 tỷ đồng được huy động nguồn vốn từ ngân sách để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Giai đoạn này cần ưu tiên đầu tư phát triển các hạng mục còn dang dở từ giai đoạn trước; một số dự án mới ; chuẩn bị công tác đầu tư phát triển hai khu du lịch quốc gia vịnh Nha Trang và Bắc bán đảo Cam Ranh...

* Giai đoạn 2: Thời gian từ 2011 - 2015, nhu cầu vốn 8.500 tỷ đồng, trong đố khoảng 20% vốn cho phát triển hạ tầng khu du lịch. Đây là giai đoạn chủ yếu đầu tư phát triển hai khu du lịch biển lớn của tỉnh; bên cạnh đó phát triển thêm một số khu du lịch sinh thái núi.

* Giai đoạn 3: Thời gian từ 2016 - 2020, nhu cầu vốn khoảng 10.100 tỷ đồng, trong đó khoảng 20% nhu cầu phát triển hạ tầng du lịch. Đây là giai đoạn đầu tư hoàn thiện các hạng mục để du lịch  Khánh Hoà đạt được mục tiêu đề ra.

3.4.2. Các dự án ưu tiên đầu tư : Trên cơ sở các dự án đầu tư mà quy hoạch 1995 đã đề xuất, tiếp tục đầu tư phát triển các dự án đang đầu tư dở dang, thay đổi một số dự án không còn phù hợp và đề xuất một số dự án mới cho phù hợp với mục tiêu và quan điểm phát triển ngành trong giai đoạn mới. Danh mục các chương trình đầu tư phát triển du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 và các dự án ưu tiên đầu tư xem các phụ lục số 23 và 24. 

4. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch:

Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với những vấn đề về môi trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch. Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch tới các địa điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên..., từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. Trong bối cảnh có nguy cơ suy thoái chung về môi trường và cạn kiệt về tài nguyên trên phạm vi cả nước, những ô nhiễm, suy thoái  cục bộ này đã góp phần làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Đây được xem là một trong những nguyên nhân làm lượng khách quốc tế quay lại du lịch ở Việt Nam nói chung và Khánh Hoà nói riêng không nhiều. Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch là yêu cầu cấp bách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành và toàn xã hội.

Bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch trong quy hoạch phát triển du lịch bao gồm công tác dự báo tác động của hoạt động du lịch tới môi trường trên địa bàn và đề xuất một số giải pháp mang tính nguyên tắc nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực và làm cơ sở cho việc đánh giá tác động môi trường du lịch trong các quy hoạch cụ thể phát triển du lịch. Đây là một nội dung mới mà quy hoạch trước đây chưa đề cập.

Đối với công tác đánh giá tác động môi trường trong phạm vi vùng lãnh thổ, theo khuyến cáo của Liên hiệp quốc và hướng dẫn của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên - Môi trường), các bước phân tích đánh giá được tiến hành theo trình tự như sau: những phân tích về tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội tới môi trường và ngược lại (áp lực môi trường) - hiện trạng môi trường - các vấn đề cần đáp ứng để bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển tại khu vực xem xét. Tuy nhiên, những định hướng, giải pháp chỉ dừng ở mức tổng quát, các đánh giá và giải pháp cụ thể phải được tiến hành khi lập quy hoạch chi tiết hay các dự án đầu tư xây dựng và phát triển du lịch.

4.1. Các tác động chủ yếu của họat động du lịch tới môi trường:

Trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch có tác động nhiều mặt đến môi trường. Dưới góc độ xem xét các hoạt động tương đối đặc trưng cho riêng ngành, các tác động chính bao gồm:

- Khả năng cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và chất thải rắn thường không đồng bộ giữa nhu cầu phát triển và khả năng đáp ứng.

- Do bản chất mùa vụ của nhiều hoạt động du lịch, các nhu cầu tại các thời kỳ cao điểm tại nhiều khu vực phát triển du lịch có thể vượt quá năng lực đáp ứng tại chỗ về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương như ách tắc giao thông, cơ sở lưu trú, bưu chính viễn thông, y tế...

- Các vùng với tính đa dạng sinh học cao như các khu rừng nhiệt đới, với nhiều loài động vật quý hiếm và nhiều tài nguyên thiên nhiên đặc trưng khác dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi ở mức quá tải.

- Cuộc sống và sự tồn tại của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng bởi lượng khách du lịch quá tải vào các thời điểm quan trọng trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, làm tổ hoặc sinh sản ).

- Các giá trị văn hóa đặc sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số dễ bị biến đổi do xu hướng thị trường hóa hoặc mâu thuẫn nẩy sinh khi phát triển du lịch do tương phản về lối sống giữa cộng đồng địa phương và khách du lịch.

- Mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa những người làm du lịch với cư dân của cộng đồng địa phương do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch chưa công bằng.

Ngoài các liên quan cơ bản giữa môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn) và việc phát triển du lịch như đã nêu ở trên, các hoạt động phát triển du lịch còn có thể gây nên những áp lực có tính chất tiềm tàng (tác động lâu dài) tới môi trường trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Các tác động đó có thể xem xét sơ bộ như sau:

4.1.1. Áp lực trong giai đoạn thực hiện quy hoạch:

 - Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất làm ảnh hưởng tới nơi sống của động vật hoang dã rất nhạy cảm về thay đổi của hệ sinh thái (tại các vùng đất ngập nước, rừng nhiệt đới,.) hoặc các điểm văn hoá, lịch sử quan trọng.

- Làm mất chức năng môi trường của các hệ sinh thái tự nhiên.

- Thoái hoá các môi trường không khí, nước và đất... do tăng ô nhiễm.

4.1.2. Áp lực dưới tác động của hoạt động du lịch:

a) Tác động tới môi trường tự nhiên:

- Ô nhiễm nước (nước ngầm, nước mặt và vùng biển ven bờ) do chất thải, khai thác tài nguyên không hợp lý, không có các giải pháp khai thác tài nguyên phù hợp).

- Làm tổn hại đến hệ động thực vật tự nhiên (do khai thác quá mức làm thực phẩm, đồ lưu niệm, ảnh hưởng đến điều kiện sống...).

- Làm ô nhiễm không khí do mật độ xe cộ, tàu thuyền và người quá đông tập trung vào một số thời điểm.

- Gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất, đặc biệt là các vùng cát ven biển do chất thải không được xử lý và hiện tượng xói mòn.

* Tác động đến môi trường nước:

- Việc giải phóng mặt bằng và san đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch có thể sẽ gây ra xói mòn và sụt lở đất, có thể làm thay đổi lưu lượng và chất lượng nguồn nước.

- Quá trình xây dựng với các vật liệu phế thải, nước thải và lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành từ các thiết bị xây dựng không được xử lý có thể sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

- Du khách trong hành trình du lịch xả thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp khi tầng đất mặt bị rửa trôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

* Tác động đến môi trường không khí:

- Ô nhiễm không khí do khí thải từ các loại máy xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hoặc do tăng số lượng xe cộ và các phương tiện giải trí phục vụ du khách hoặc từ quá trình đốt các nguyên liệu năng lượng rắn (như củi, than...) để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Trạng thái ồn ào do hoạt động của máy móc xây dựng các công trình dịch vụ du l ịch, tăng số lượng xe cộ và các phương tiện vui chơi giải trí, do các hoạt động của du khách tập trung đông tại các điểm dịch vụ du lịch.

* Tác động đến môi trường đất:

- Việc thay đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và cơ cấu sử dụng đất.

- Rác thải không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm tầng đất mặt và làm suy thoái môi trường đất.

- Việc xây dựng các công trình du lịch hiện đại và kết cấu hạ tầng thường làm cho cảnh quan và các di tích xuống cấp về mặt thẩm mỹ kiểu cách và kiến trúc truyền thống. Lượng du khách quá đông đến thăm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cũng có tác động xấu đến môi trường đất tại đây do các hiện tượng giẫm đạp, sạt lở..

* Tác động đến môi trường sinh học:

- Các yếu tố gây ô nhiễm như rác thải, nước thải do tập trung nhiều tại một điểm tỷ lệ theo sự gia tăng lượng khách du lịch và không được xử lý đúng quy cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái dưới nước.

- Trong các khu bảo tồn tự nhiên, rác thải không được thu gom kịp thời gây khó khăn cho công tác bảo tồn vì ngoài việc gây ô nhiễm đến các thành phần môi trường khác, các chất phế thải sẽ thu hút các loài động vật như linh cẩu, kền kền, cò, khỉ đầu chó… Thêm nữa, rác thải là nguy cơ làm lây lan bệnh dịch, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của nhiều loài động vật được bảo tồn, của nhân viên khu bảo tồn  và cả du khách.

- Các hoạt động du lịch tại các khu vực có mặt nước (như đi thuyền máy tham quan, đua mô tô nước…) đều có khả năng huỷ hoại các loài thủy sinh.

- Việc phát triển hoạt động du lịch săn bắn nếu không được quản lý chặt chẽ cũng có thể là nguyên nhân làm giảm đi nhiều loại sinh vật đang bị đe doạ diệt vong.

- Việc sử dụng đất không hợp lý cho phát triển du lịch, đặc biệt là trong các khu bảo tồn có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật do nhiều loài rất nhạy cảm với các biến động môi trường khi bị xâm lấn hoặc trạng thái ồn ào, ô nhiễm môi trường thành phần..., vì vậy các loài động vật sẽ thay đổi tập tính trong quá trình sinh trưởng, và nhiều loài động vật nhỏ có nguy cơ bị đè, giẫm...

- Những hoạt động của khách du lịch như giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặt cây lấy củi đốt lửa trại, leo núi ồ ạt  làm cho nhiều thực vật bị mất dần.

b) Tác động tới môi trường kinh tế, văn hóa -xã hội:

Theo chiều hướng tích cực: Tăng cường thu nhập cho dân địa phương; lãi do tăng giá trị đất đai; tạo công ăn việc làm.

Theo chiều hướng tiêu cực:

- Thu hẹp diện tích sinh sống của cộng đồng dân địa phương;

- Làm tăng sự phân hoá xã hội trong cộng đồng khi không có sự phân phối công bằng trong việc tạo ra nguồn thu nhập;

- Các giá trị tài sản và giá cả sinh hoạt tăng lên nhanh chóng trong phạm vi địa phương, ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng;

- Mất cơ hội thu nhập do các nguồn thu nhập truyền thống không còn;

- Giảm sức sản xuất lương thực của địa phương (do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, lao động và ngành nghề);

- Gây sức ép lên các truyền thống và làm mất đi một số giá trị văn hoá của địa phương;

- Tiếp cận với các khó khăn về tắc nghẽn giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm không khí địa phương, quá tải trong dịch vụ giao thông;

- Mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên(nguồn nước, rừng cây, vùng biển...), trong sử dụng cơ sở hạ tầng và dịch vụ (hệ thống cống, các nơi chứa chất thải, giao thông, trung tâm y tế) với các cơ sở khác;

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng (ô nhiễm từ chất thải rắn và lỏng,các bệnh dịch đến từ nơi khác, bệnh xã hội...).

* Tác động dân số học: Hoạt động phát triển du lịch là tác động đến việc thuyên chuyển và nhập cư sức lao động. Nhân công nhập cư là một hiện tượng phổ biến ở các khu du lịch. Dưới tác động đó, thành phần, cơ cấu, mật độ phân bố và nhiều chỉ tiêu dân số học liên quan đều bị thay đổi.

* Tác động về nghề nghiệp: Về mặt kinh tế, du lịch tồn tại dưới dạng tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cơ hội kinh doanh và có việc làm. Du lịch phát triển tạo ra việc làm có những ảnh hưởng tích cực làm cho xã hội ổn định, bao gồm:

- Tạo thêm sự gắn kết không để cho các cộng đồng địa phương tan rã.

- Giảm bớt lượng nhân công lao động bỏ quê hương đi nơi khác tìm việc làm.

- Củng cố tính đồng nhất và lòng tự hào về di sản của địa phương qua việc cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ và thủ công nghiệp cho khách du lịch.

Du lịch cũng ảnh hưởng đến cách thức làm việc. Nét đặc biệt của hoạt động du lịch là làm thêm ngoài giờ, nhiều loại việc làm và tính thời vụ. Việc phát triển các hoạt động du lịch sẽ làm giảm bớt các hoạt động ngành nghề truyền thống ở địa phương (cả về tính chất, thời gian và nhân công tham gia làm việc), nhưng lại phát triển một số những nghề mới liên quan đến dịch vụ du lịch.

* Chuyển biến về chuẩn mực xã hội:  Quá trình tiếp xúc giữa du khách và người dân địa phương gây nên sự thay đổi về xã hội, đặc biệt là trong xã hội biệt lập. Thông qua sự giao lưu đó, nhiều nét tương đồng về chuẩn mực xã hội sẽ có tác dụng tích cực vì tính cộng hưởng, nhưng những nét khác biệt thì sẽ phải chiụ 2 loại tác động ngược chiều, có thể sẽ được nhấn mạnh vì đó là những nét đặc trưng, nhưng cũng có thể sẽ bị lu mờ dần đi nếu như bị đồng hoá.

* Thay đổi phương thức tiêu dùng: Phát triển du lịch đồng thời có những tác động tích cực và tiêu cực đối với phúc lợi và phương thức tiêu dùng của người dân tại các khu du lịch.

* Tác động về văn hoá: Hoạt động du lịch tác động đến văn hoá theo hai hướng. Hướng thứ nhất, du lịch có thể là phương tiện bảo tồn nền văn hoá truyền thống, trong khi hướng thứ hai lại tác động ngựơc lại. Du lịch đảm bảo cho du khách có cơ hội tốt để gặp gỡ và tiếp xúc với dân địa phương mà có tiếng nói, cách nghĩ và nếp sống khác hẳn. Du lịch cũng chấp nhận các hình thức giao lưu văn hoá khác nhau, kể cả trao đổi quan điểm và luyện tập các thứ tiếng khác.

Ngoài ra, ảnh hưởng của hoạt động phát triển du lịch đến văn hoá còn bao gồm:

- Kiến trúc truyền thống thay đổi để thu hút du khách.

- Cố ý tạo ra "nền văn hoá tiêu biểu " và trong một số trường hợp biến các lễ hội ở đình chùa thành các loại hình trình diễn cho du khách nước ngoài xem.

- Thay đổi cách nghĩ, quan niệm truyền thống để làm cho nền văn hoá địa phương thích nghi với khẩu vị, đáp ứng lòng mong đợi của du khách.

- Thương mại hoá các hoạt động văn hoá truyền thống.

- Tạo nên tình trạng chật chội, mất vệ sinh và có thể làm mất tính trang trọng đối với các nghi thức tôn giáo thiêng liêng truyền thống trong các lễ hội.

- Nhu cầu của du khách về vật kỷ niệm, các đồ thủ công mỹ nghệ, các văn hoá phẩm đều có tác dụng tích cực và tiêu cực đối với văn hoá truyền thống , ví dụ như:

+ Tác động tiêu cực là tạo cho người thợ thủ công thói quen thay đổi kiểu cách, mẫu mã sản phẩm truyền thống của mình để phù hợp hơn với nhu cầu của du khách vì mục tiêu lợi nhuận.

+ Tác động tích cực là làm sống lại những truyền thống và nghề thủ công cũ hoặc đã biến mất, và tạo ra những vật kỷ niệm và mỹ nghệ phẩm để đáp ứng thị trường được mở rộng, từ đó bảo tồn và quảng bá truyền thống văn hoá bản địa.

4.2. Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch:

Để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, cần thiết phải có một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ du lịch tới môi trường, hạn chế nhữnh áp lực từ môi trường đén hoạt động du lịch. Đối với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch toàn tỉnh, những giải pháp này chỉ mang tính định hướng, nguyên tắc làm tiền đề cho công tác đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch cụ thể từng khu điểm du lịch. Một số nhóm giải pháp chủ yếu là :

4.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: Để đảm bảo gìn giữ đư­ợc tài nguyên thiên nhiên, môi tr­ường cho phát triển du lịch bền vững, cần nghiên cứu ban hành một số chính sách cơ bản sau đây:

- Có chính sách phát triển các ngành kinh tế trọng điểm một cách hợp lýý cũng nh­ư việc lựa chọn và xác định cơ cấu kinh tế phù hợp ở từng vùng lãnh thổ. Bên cạnh những biện pháp về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đồng thời là biện pháp bảo vệ môi trư­ờng trên cơ sở phát triển bền vững theo vùng, lãnh thổ.

- Có chính sách quy định về tổ chức quản lý đảm bảo cho sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc qản lý, khai thác tài nguyên với tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đồng thời phải đảm bảo gìn giữ đ­ược tài nguyên và môi tr­ường cho phát triển lâu dài.

- Có chính sách về đầu tư­ và phát triển thị trư­ờng trọng điểm đã xác định, tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển các hoạt động du lịch tại các cụm và cần có những quy định cụ thể dành cho việc phục hồi và bảo vệ tài nguyên môi tr­ường.

- Có chính sách phát triển và liên kết hỗ trợ giữa các ngành kinh tế, các cấp quản lý để thống nhất quản lý và kiểm soát môi tr­ường sinh thái.

4.2.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch: Đây là nhóm giải pháp cần thiết để du lịch phát triển đúng h­ướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đồng thời gìn giữ và nuôi d­ưỡng tài nguyên  du lịch phát triển bền vững. Để thực hiện đư­ợc điều đó cần phải có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và những định hư­ớng, mục tiêu, giải pháp mang tính tổng quát, bên cạnh đó mỗi cụm điểm du lịch cần có quy hoạch chi tiết xác định rõ các phân khu chức năng và các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên phù hợp với nhu cầu. Song song với quy hoạch ngành, cần tiến hành các định hướng bảo vệ môi trường theo lãnh thổ trong đó xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực hạn chế các hoạt động du lịch.v.v...

Đối với các điểm du lịch phân tán và ở những vùng điểm nhạy cảm như­: đầu nguồn, dân cư­ tập trung, biên giới khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần phải có các giải pháp đồng bộ nh­ư về ranh giới, kiến trúc, hạ tầng và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý: Là nhóm giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo đảm sự thành công trong  bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của du lịch Khánh Hoà. Nhóm giải pháp này được đề xuất  theo hư­ớng sau:

- Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi tr­ường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư­ và khách du lịch.

- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như­ quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch.

- Thực hiện quản lý nhà nư­ớc ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trư­ờng tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển.

- Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường.

4.2.4. Nhóm giải pháp về môi trư­ờng: Là giải pháp mang tính tổng hợp cao nhằm sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, tài nguyên của khu vực và đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nhóm giải pháp này gồm các biện pháp liên kết chủ yếu sau:

- Các ch­ương trình dự án phát triển du lịch tại các điểm, khu, cụm cần được cân nhắc hợp lý, đặc biệt phải đánh giá tác động về môi trư­ờng tr­ước mắt cũng như­ lâu dài theo quy định của pháp luật yêu cầu bảo vệ môi trư­ờng chung.

- Có sự phối hợp chung trong tuyên truyền, quảng cáo, quản lý, kiểm soát và xử lý vệ sinh môi tr­ường giữa các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện nghiêm chỉnh "Quy chế bảo vệ môi trường trong ngành du lịch" được Bộ Tài nguyên - Môi trường ban hành tháng 7/2003 và điều 15,16 chương II “Tài nguyên Du lịch” của Luật du lịch Việt Nam.

         - Có sự phôí hợp, hợp tác trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan tổ chức trong và ngoài n­ước về quan trắc, phân tích quản lý và xử lý các ảnh h­ưởng của môi trường.

4.2.5. Nhóm giải pháp về liên kết với cộng đồng địa phư­ơng: Bất cứ ngành kinh tế nào mà nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ về phát triển kinh tế, chia sẻ quyền lợi với cộng đồng dân cư địa phư­ơng thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của dân cư­ địa ph­ương gặp nhiều khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng dân c­ư phải khai thác tối đa các nguồn lợi tài nguyên trên địa bàn để phục vụ cuộc sống, sẽ làm cho tài nguyên bị hao mòn gây tổn hại đến môi trư­ờng sinh thái và đó là hệ quả gây những tác động xấu đến sự phát triển bền vững. Vì vậy việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa ph­ương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo gìn giữ đư­ợc các tài nguyên, tiềm năng cho sự phát triển du lịch lâu dài tại tất cả các điểm, cụm du lịch, bằng các biện pháp đồng bộ giữa khai thác, bảo tồn với bồi dưỡng nguồn tài nguyên.

Việc liên kết với cộng đồng dân cư có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tạo việc làm, giáo dục nhận thức, chia sẻ quyền lợi.v.v...Bằng cách nào thì cũng phải đảm bảo du lịch đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng dân cư.

4.2.6. Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng cáo: Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi tr­ường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi  đối t­ượng tham gia hoạt động du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi ng­ười dân trong khu vực không chỉ trư­ớc mắt mà còn cho giai đoạn lâu dài.

4.2.7.Nhóm giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trường: Là nhóm giải pháp mang tính toàn diện, lâu dài. Việc đào tạo, giáo dục  môi trường không chỉ nhằm trang bị  những kiến thức về môi trư­ờng cho cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà còn cho du khách và cộng đồng dân cư­ địa phương, tạo thành ý thức đối với việc bảo vệ môi trư­ờng và tài nguyên cho phát triển du lịch.

4.2.8.Nhóm giải pháp về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật: Yêu cầu bảo vệ đư­ợc nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững cũng như­ việc quản lý về các hoạt động du lịch theo phương hư­ớng mục tiêu nhiệm vụ đã xác định là “Nhiệm vụ vô cùng lớn và quan trọng đối với không chỉ ngành du lịch mà còn là nhiệm vụ của các cấp các ngành và nhân dân địa ph­ương ”. Ngoài hàng loạt những giải pháp kể trên thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý và sử dụng các tài nguyên cũng nh­ư việc xử lý các thông tin từ các hoạt động du lịch và dịch vụ để có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong từng giai đoạn với từng hoạt động phát triển là rất cần thiết.

Ngành du lịch cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng để sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật quan trắc thường xuyên trạng thái môi tr­ường trong phạm vi các khu du lịch để có những điều chỉnh hoạt động thích hợp nhằm đảm bảo môi trường bền vững.

Để môi trường hoạt động du lịch phát triển bền vững cũng như­ kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cộng đồng dân cư thì việc áp dụng đan xen, lồng ghép các giải pháp cũng như­ các biện pháp của ngành du lịch với các cấp các ngành là vô cùng quan trọng,  việc gìn giữ môi trư­ờng tài nguyên chỉ có ý nghĩa thiết thực khi các đối t­ượng kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư coi đó là nhiệm vụ của mình.


 

PHẦN THỨ BA

CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP  THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Để đạt được các mục tiêu đề ra cho ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa về kinh tế và xã hội từ nay đến năm 2020 là tạo thành động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác, bên cạnh các định hướng phát triển du lịch tỉnh cần thiết phải đề ra được các chính sách và giải pháp thực hiện một cách thiết thực trong các lĩnh vực đầu tư, xúc tiến quảng bá, thị trường và sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch và có các biện pháp tổ chức thực hiện quy hoạch một cách hữu hiệu.

I. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Chính sách về đầu tư­­ phát triển du lịch và cân đối vốn đầu tư :

1.1. Tập trung đầu t­­ư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nư­­ớc theo hư­­ớng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; ­ưu tiên đầu tư­­ phát triển kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa.

1.2. Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dư­­ới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu t­­ư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư­­, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư­­ phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu t­­ư để thu hút các nhà đầu tư­­. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư­­ trong nư­­ớc và nư­­ớc ngoài, giữa tư­­ nhân với Nhà nư­­ớc; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư­­ cả trong và ngoài nư­­ớc nh­­ư các hình thức BOT, BTO,BT...

1.3. Vận dụng chính sách và giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết đ­­ược nhu cầu đầu t­­ư, đảm bảo tốc độ tăng tr­ư­ởng trung bình GDP du lịch của tỉnh theo tính toán dự báo, bao gồm:

- Vốn từ nguồn tích luỹ GDP du lịch; vốn vay ngân hàng  với tỷ lệ lãi xuất ư­u đãi; thu hút vốn nhàn rỗi trong dân qua hệ thống ngân hàng nh­ư Ngân hàng Đầu tư­ và phát triển Du lịch tỉnh; thu hút vốn đầu tư­­ trong nư­­ớc thông qua Luật khuyến khích đầu tư­­; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quĩ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.v.v... Tăng c­ường liên doanh trong nư­ớc trên cơ sở luật đầu tư­ trong nước để xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm ph­ương tiện vận chuyển khách du lịch...  Phải thực sự coi việc thu hút vốn đầu t­ư trong n­ước là một hướng ­ưu tiên.

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nư­­ớc ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nư­­ớc ngoài, vốn ODA. Hư­ớng đầu tư­ n­ước ngoài thông qua hình thức liên doanh vào các dự án lớn như­ các khu vui chơi giải trí cao cấp, sân golf ... ở những khu vực ư­u tiên phát triển du lịch của tỉnh, đặc biệt ở thành phố Nha Trang và phụ cận, khu vực vịnh Cam Ranh.

2. Về công tác tổ chức quản lý :

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà n­­ước về du lịch với việc tiếp tục kiện toàn bộ máy của Sở Du lịch - Thương mại để tăng c­ường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động du lịch, bao gồm cả công tác t­ư vấn giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh xét duyệt các dự án đầu t­ư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà n­­ước về du lịch từ tỉnh đến huyện: hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch.

Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế.

Tăng cư­­ờng phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện điều chỉnh Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Khánh Hòa dư­­ới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh; phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nư­­ớc về Du lịch tỉnh để giải quyết những vấn đề có liên  quan đến quản lý phát triển du lịch nh­ư đầu t­­ư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trư­ờng, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng,..

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành và xã hội hoá cao, vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan dưới sự điều hành của UBND tỉnh thông qua Ban chỉ đạo phát triển Du lịch tỉnh. Để làm tốt công tác này cần thiết phải tăng cường hiệu lực của Ban Chỉ đạo thống nhất chương trình hành động của các ban ngành đối với các việc sau:

- Phối hợp quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch ;

- Lồng ghép các quy hoạch, dự án chuyên ngành có liên quan như quy hoạch giao thông, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển văn hoá, trồng rừng, xoá đói giảm nghèo.v.v...để tháo gỡ những khó khăn hiện nay về nguồn vốn ngân sách nhằm đảm bảo chất lượng và tính khả thi của đồ án quy hoạch du lịch.

- Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý phát triển du lịch.

3. Về công tác quy hoạch:

Đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của điều chỉnh quy hoạch. Công tác lập quy hoạch cần thiết phải đi trước, làm tiền đề lập các dự án đầu tư và quản lý phát triển du lịch.

Công tác quy hoạch bao gồm:

- Lập quy hoạch Thành phố Nha Trang theo hướng phát triển đô thị du lịch;

- Lập quy hoạch Tổng thể phát triển các khu du lịch Quốc gia, quy hoạch cụ thể các khu chức năng theo hướng dẫn của Luật Du lịch;

- Lập quy hoạch cụ thể các khu du lịch khác đã định hướng trong quy hoạch.

Công tác lập quy hoạch cần được tiến hành theo thứ tự ưu tiên để phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển.

Trước mắt cần có giải pháp quy hoạch và tăng cường hệ thống giao thông công cộng tại thành phố Nha Trang và đến các khu điểm du lịch; tổ chức hệ thống các bến, bãi đỗ xe và các phương tiện giao thông để tạo điều kiện thuận lợi phát triển tuyến du lịch đường bộ Canavan đến Khánh Hoà.

4. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh :

Du lịch khách Hoà từ nay đến năm 2020 vẫn xác định tập trung phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch biển đảo làm hướng chủ đạo. Bên cạnh đó cần phát triển du lịch sinh thái núi ở phía Tây và ở các đảo ven bờ, du lịch văn hoá gắn với các lễ hội, bản dân tộc để đa dạng thêm sản phẩm du lịch và kéo dai thời gian lưu lại của khách.

- Đối với du lịch biển đảo: Cần thiết phát triển các sản phẩm du lịch cao cấp tại các khu du lịch quốc gia và các sản phẩm mang tính đặc thù như khám phá đáy biển, tham quan các đảo, du lịch biển đêm...

- Đối với du lịch sinh thái núi: Phát triển các loại hình nghỉ dưỡng núi, thể thao leo núi, tăm bùn, tắm nước khoáng...gắn với các khu du lịch.

- Đối với du lịch văn hoá: Phát triển các lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống, khai thác các đặc trưng văn hoá dân tộc ít người trên địa bàn.

Ngoài ra cần đẩy mạnh phát triển du lịch MICE và du lịch tàu biển. Đối với du lịch MICE, cần thiết phải xây dựng trung tâm hội nghị hội thảo lớn kết hợp với các công trình dịch vụ và vui chơi giải trí cao cấp...Đối với du lịch tàu biển, cần phát triển các tour du lịch ngắn gắn liền với du lịch đồng quê thuộc khu vực Nha Trang phụ cận.

Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Khánh Hoà phải gắn liền với việc tìm kiếm và mở rộng thị trường du lịch.

5. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác liên kết vùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường:

Du lịch Khánh Hoà xác định đây là một trong những giải pháp cơ bản nhất để thực hiện được mục tiêu phát triển đã đề ra. Giải pháp này bao gồm:

5.1. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch:

Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của Du lịch Khánh Hòa trong khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư­ vào  du lịch.

Xây dựng hệ thống các trung tâm hư­­ớng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng;

Tăng cư­­ờng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực l­­ượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trư­­ờng trọng điểm; tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch .

Thực hiện các ch­­ương trình thông tin tuyên tuyền, công bố những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị tr­­ường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong n­­ước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch tỉnh, kích thích nhu cầu du lịch trong n­ước và quốc tế.

5.2. Hợp tác, liên kết vùng :

Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng vì vậy phối hợp liên kết vùng là hướng mở phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Du lịch Khánh Hòa là một cực của Trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, ngoài ra mối quan hệ giữa Du lịch Khánh Hòa với du lịch TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải miền Đông Nam Bộ như Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...không thể thiếu được trong hướng phát triển du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo. Trong mối liên kết vùng của du lịch Khánh Hòa đặc biệt là đối với các tỉnh Tây Nguyên, sản phẩm du lịch biển càng có vai trò đặc biệt. Liên kết vùng được thể hiện trong việc xây dựng tour và sản phẩm du lịch, trong việc phối hợp đào tạo nhân lực du lịch, trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ.v.v...Phải tạo thành "sân chơi chung" cho du lịch các tỉnh trong khu vực để vươn lên nhiều mặt. Chính vì vậy, mối liên kết vùng du lịch với các tỉnh Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch TTPT du lịch Khánh Hòa.

5.3. Tìm kiếm và mở rộng thị trường :

Để thực hiện giải pháp này cần có các chiến lược về sản phẩm và thị trường với việc tiếp tục xem xét lựa chọn chiến lược sản phẩm và thị trường phù hợp với một số phương án đã được quy hoạch 1996-2010 đề cập, như sau:

* Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ:

Chiến lược sản phẩm cũ thị trường cũ là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Như vậy, với chiến lược này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch.

Cho đến nay, thị trường  khách quốc tế  của Khánh Hoà phần lớn là bà con Việt Kiều, khách Đài Loan, Pháp, Nhật, Hongkong và Mỹ gần đây là thị trường Nga và một số nước SNG. Mặc dù phần lớn khách này thuộc nhóm khách có yêu cầu cao trong dịch vụ và thưởng thúc các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên họ đã phần nào chấp nhận và quen với những sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung và của Khánh Hoà - Nha Trang nói riêng. Như vậy, với chiến lược này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch.

* Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới:

Chiến lược sản phẩm cũ thị trường cũ là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Như vậy, với chiến lược này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch.

Tuy nhiên chiến lược này gặp nhiều khó khăn trong tuyên truyền quảng cáo cũng như triển vọng thực hiện lâu dài là thấp. Việc thực hiện chiến lược này có thể là hiện thực trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

* Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ:

Chiến lược sản phẩm mới thị trường cũ là phát triển sản phẩm du lịch mới cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Đây là chiến lược có nhiều khả năng thực thi hơn cả vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới có khả năng ngăn được sự nhàm chán và giảm sút của thị trường khách cũ, đồng thời có sức hấp dẫn thu hút đối với những thị trường khách mới.

* Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới:

Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới là đồng thời phát triển sản phẩm du lịch mới kết hợp khai thác thị trường khách du lịch chưa đến Khánh Hoà. Chiến lược này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, cho công tác tuyên truyền quảng cáo để tìm thị trường mới. Trong điều kiện cụ thể hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở Khánh Hoà nói riêng, chiến lược này ít có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

6. Đào tạo nguồn nhân lực :

Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Khánh Hoà là một trong những đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn phát triển lâu dài.

Cũng như  đối với mọi ngành kinh tế khác, vấn đề con người, trình độ nghiệp vụ là những vấn đề hết sức quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển ngành.

Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách  và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân... hết sức cao.

Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình dộ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực Nhà nước, liên doanh và tư nhân. Những hướng đào tạo chính của một chương trình như trên bao gồm:

- Tiếp tục tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác & tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên phạm vi toàn Tỉnh. Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của du lịch tỉnh Khánh Hòa.

- Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức) lao động trong ngành du lịch Khánh Hòa ở các cấp trình độ, chuyên ngành khác nhau.

- Khuyến khích đào tạo chính quy về du lịch trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch. Đây sẽ là lực lượng cán bộ quản lý nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch của Khánh Hoà trong tương lai.

- Có kế hoạch cử các cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển.

- Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho toàn thể nhân dân Khánh Hòa, đặc biệt là thành phố du lịch Nha Trang thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở các trường phổ thông trung học.

Đây là một chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch  đối với một trung tâm du lịch lớn như thành phố Nha Trang. Việc thực hiện chương trình này cần được sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Tỉnh, sự ủng hộ và hợp tác của các ban ngành trong tỉnh và chính quyền thành phố Nha Trang.

7. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế :

Tăng cư­­ờng nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ quản lý nhà n­ước,  xây dựng các chiến l­­ược thị tr­­ường, đa dạng hoá và nâng cao chất l­­ượng sản phẩm du lịch đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch, tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch và tạo khả năng hội nhập với hoạt động phát triển du lịch cả nư­­ớc trong khu vực và trên thế giới.

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch; mở rộng giao l­ưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong, ngoài n­­ước; khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, kinh doanh.

Hư­­ớng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị tr­­ường;

Tăng cường chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư­­ và kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện  các chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở những nội dung điều chỉnh quy hoạch  đ­­ược UBND tỉnh phê duyệt, kiến nghị nhiệm vụ đối với UBND tỉnh và các Sở, Ban, Ngành để thực hiện như sau:

1. Uỷ ban Nhân dân tỉnh :

Giao nhiệm vụ và chỉ đạo các Sở ban Ngành, chính quyền các huyện thị, thành phố thực hiện các quy hoạch cụ thể, các dự án đầu tư phát triển du lịch, quản lý phát triển du lịch theo nội dung đã được điều chỉnh quy hoạch đề ra.

2.Các sở ban ngành, chính quyền các địa phương:

2.1. Sở Du lịch - Th­ương mại:

Tổ chức hội nghị công bố Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa thời kỳ 1996 - 2010 và định h­ướng đến năm 2020; phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư­­, Tài Chính, Giao thông vận tải, Văn hoá Thông tin, Xây dựng,  Khoa học Công nghệ, Tài nguyên - Môi trư­ờng, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và các Sở, Ban, Ngành khác có liên quan xây dựng  các chư­­ơng trình liên ngành cùng tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch.

Thực hiện điều chỉnh các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư­ phát triển du lịch; hư­­ớng dẫn Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tiến hành điều chỉnh định hư­ớng phát triển du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tại địa ph­­ơng mình phù hợp với nội dung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2010, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành khác đã được UBND tỉnh phê duyệt.

2.2. Sở Kế hoạch - Đầu t­ư, Sở Tài chính :

Căn cứ vào khả năng thu ngân sách trên địa bàn của tỉnh, h­ướng dẫn cụ thể về mức hỗ trợ phù hợp từ ngân sách cho các địa ph­ương, làm cơ sở  để UBND các cấp lập kế hoạch huy động các nguồn lực khác thực hiện đầu t­ư phát triển du lịch trên địa bàn.

Vận dụng cơ chế tạo điều kiện các địa ph­ương đ­ược vay vốn để thực hiện dự án đầu t­ư cơ sở hạ tầng du lịch trong khi chư­a bố trí đ­ược nguồn vốn hoàn thành dự án, theo nguyên tắc hoàn trả vốn từ nguồn khai thác quyền sử dụng đất do dự án đem lại.

Phối hợp với Sở Du lịch - Th­ương mại để triển khai thực hiện các dự án ưu tiên đầu t­ư phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn đến năm 2020.

2.3.  Sở Văn hoá-Thông tin, Sở Nông nghiệp PTNT:

Xây dựng và triển khai thực hiện ch­ương trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các vùng bảo tồn thiên nhiên;

Phối hợp với Sở Du lịch – Thương mại thực hiện lồng ghép mục tiêu bảo tồn tôn tạo và phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các vùng bảo tồn thiên nhiên với việc khai thác phát triển du lịch.

2.4. Sở Xây dựng:

Lập đề án phát triển Nha Trang thành đô thị nghỉ mát có ý nghĩa quốc gia và khu vực. Phối hợp với sở Du lịch - Th­ương mại quản lý xây dựng và phát triển thành phố Nha Trang theo h­ướng đô thị du lịch hiện đại.

2.5. Sở Giao thông Vận tải:

Phối hợp với Sở Du lịch - Th­ương mại xây dựng dự án đầu tư­ các điểm nghỉ chân của khách du lịch dọc các quãng đ­ường trên quốc lộ có l­ưu l­ượng lớn khách du lịch đi qua nhằm mục đích nghỉ ngơi của khách tham quan du lịch theo h­ướng kết hợp sự hỗ trợ vốn đầu tư­ cơ sở hạ tầng du lịch từ ngân sách với vốn đóng góp của các cơ sở kinh doanh du lịch; xây dựng các cơ sở bảo dư­ỡng, sửa chữa nhỏ cho xe chở khách du lịch.

2.6. Sở Tài nguyên Môi trường:

Căn cứ quy hoạch phối hợp với Sở Du lịch - Thương mại xây dựng kế hoạch sử dụng đất phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn.

 

2.7. Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng:

Phối hợp với Sở Du lịch - Thương mại trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ đối với mọi hoạt động du lịch; vừa bảo đảm an toàn cho khách du lịch, tạo môi trường thân thiện và mến khách vừa bảo đảm an ninh quốc gia và ổn định tình hình hải đảo.

2.8. Đài phát thanh truyền hình:

Phối hợp với Sở Du lịch -Thương mại Khánh Hoà tiếp tục xây dựng chương trình quảng bá du lịch và đầu tư phát triển du lịch nhằm nâng cao nhận thức toàn dân về du lịch và kêu gọi đầu tư.

2.9. UBND Thành phố, thị xã, các huyện thuộc tỉnh:

Căn cứ vào điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch (1996 - 2010) tiến hành điều chỉnh quy hoạch du lịch của địa ph­ương mình trong định h­ướng phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp.

Thực hiện các biện pháp bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường tự nhiên và xã hội, các tài nguyên du lịch trên địa bàn, nâng cao nhận thức của toàn dân  trong việc tăng cư­ờng giữ gìn và bảo vệ tài nguyên và môi tr­ường du lịch.

Tổ chức chỉ đạo và thực hiện quản lý các dự án đầu t­ư phát triển du lịch tại địa ph­­ương đảm bảo theo đúng quy hoạch, giữ gìn trật tự kỷ c­­ương và từng b­­ước đư­a công tác quản lý du lịch vào nề nếp.


 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. CÁC KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển của du lịch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 1996 - 2010 và định hư­ớng đến năm 2020, có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

1. Quy hoạch tổng thể phát triển của du lịch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 1996-2010 được thực hiện trong điều kiện khởi đầu khá thuận lợi và giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý phát triển du lịch địa ph­ương thời gian qua, tạo tiền đề để du lịch Khánh Hòa phát triển mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội nhất định.

Sự phát triển của du lịch Khánh Hòa theo quy hoạch đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa ph­ương. Điều này đ­ược thể hiện qua tất cả các chỉ tiêu hiện trạng phát triển ngành trong những năm qua nh­ư số l­ượng khách du lịch, thu nhập du lịch, GDP Du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành...

Ngoài những đóng góp về kinh tế, sự phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa vừa qua cũng đã đem lại những hiệu quả xã hội tích cực. Du lịch đã thu hút lực l­ượng lao động đáng kể, góp phần đem lại hiệu quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Thông qua du lịch, trình độ dân trí của ng­ười dân địa ph­ương trong việc giao lư­u với  khách quốc tế được nâng cao; bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về con ngư­ời và đất đai Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung.

            Du lịch tỉnh Khánh Hòa ngày càng khẳng định vị trí là một trong những trung tâm du lịch lớn của du lịch duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung Tây Nguyên nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

2.   Tình hình thế giới và trong nư­ớc những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều thay đổi đòi hỏi có những quan điểm và mục tiêu phát triển mới đối với du lịch cả nư­ớc. Tr­ước tình hình đó du lịch tỉnh Khánh Hòa cần phải có những bổ sung, điều chỉnh để phát triển phù hợp với tình hình chung, với định h­ướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định h­ướng đến năm 2020 là bư­ớc cụ thể hóa Chiến l­ược và Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010; phương hướng phát triển du lịch miền Trung Tây Nguyên; các chủ trương đ­ường lối phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết XV/NQ-TU  nhiệm kỳ 2006 - 2010 của Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa về việc phát triển Du lịch  đến năm 2010 là phấn đấu đ­ưa du lịch Khánh Hòa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy sự phát triển các thành phần kinh tế khác, xứng đáng là một trong những địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước.

Đây là một trong những tiền đề quan trọng cho việc điều chỉnh các quy hoạch cụ thể, các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới.

II. KIẾN NGHỊ

Để  thực hiện có hiệu quả “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” kiến nghị Chính phủ và các cơ quan Trung ương, Chính quyền địa phương như sau:

1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ­ ương:

- Tiếp tục cấp vốn qui hoạch cho khu du lịch quốc gia trên địa bàn tỉnh nh­ư khu du lịch Vịnh Nha Trang gắn với đảo Hòn Mun, khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, và một số khu du lịch khác...;

- Ưu tiên vốn đầu t­ư để bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh đã đ­ược đánh giá để phát triển du lịch dọc các tuyến du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn Khánh Hoà;

- Cho phép lập quy hoạch phát triển thành phố Nha Trang theo hướng đô thị du lịch biển hiện đại của Việt Nam, một trong những trung tâm hội nghị hội thảo, vui chơi giải trí của cả nước và khu vực;

- Chuyển chức năng cảng biển Nha Trang thành cảng du lịch; nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay Quốc tế; chuyển chức năng ga xe lửa Nha Trang chỉ phục vụ vận chuyển khách, đưa sân ga hàng hoá ra ngoại vi khu vực thành phố để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch. Trước mắt cải tạo và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật sân bay Cam Ranh đảm bảo có thể cất cánh, hạ cánh vào ban đêm; nâng cấp nhà ga và các dịch vụ kèm theo nhằm đảm bảo đưa đón khách du lịch thuận tiện.

- Chuyển chức năng sử dụng sân bay quân sự Nha Trang, tạo tiền đề thuận lợi phát triển các dịch vụ cho thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hoà nói chung;

- Cho phép tỉnh Khánh Hoà nghiên cứu phát triển loại hình dịch vụ casino nhằm thu hút khách du lịch cao cấp;

- Các Bộ ngành ở Trung ­ương phối hợp lồng ghép các chư­ơng trình các dự án của Ngành mình trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch cho địa phư­ơng.

- Tổng cục Du lịch phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng các khu du lịch trên địa bàn, đặc biệt là đối với các khu du lịch Quốc gia.

2. Đối với chính quyền địa phương:

Kiến nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền tiếp tục triển khai điều chỉnh các quy hoạch cụ thể, các dự án đầu tư, quản lý chặt chẽ tài nguyên và môi trường du lịch theo hướng điều chỉnh quy hoạch đã đề ra, cụ thể là:

- Hạn chế các hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch (đặc biệt là dịch vụ lưu trú) kém chất lượng tại khu vực ven biển của tỉnh;

- Có giải pháp điều hoà cân đối sự phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác (đặc biệt là ngành công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) tại các địa bàn trọng điểm du lịch như Dốc Lết, Nha Trang và Cam Ranh... để giảm thiểu ảnh hưởng không tốt đến môi trường hoạt động du lịch.


Hits: 30076

Nguồn: http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=3002&type=1&itemid=334
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin mới nhất
Thời tiết